Trong một số trường hợp, ngộ độc thức ăn có thể được xử trí tại nhà. Tuy nhiên, để xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà đạt hiệu quả cao thì người bệnh cần có chế độ chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý, bù đủ nước và điện giải…
Ảnh minh họa
Ngộ độc thức ăn là một trạng thái bệnh lý cấp tính. Do đó, bệnh nhân cần được xử trí nhanh chóng và đúng cách để đảm bảo sự an toàn cho bệnh nhân.
Trong đó, giai đoạn xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà là vô cùng quan trọng, nó có thể giúp bệnh nhân được thực hiện các thao tác đảm bảo an toàn cơ bản trước khi đến bệnh viện, hoặc giúp củng cố kết quả điều trị sau khi đã điều trị ở viện và được cho về nhà.
1. Xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà như thế nào?
1.1. Bù đủ nước và điện giải
Đối với bệnh nhân ngộ độc thức ăn, nôn mửa và tiêu chảy thường hay xảy ra. Do đó chúng có thể gây nên hậu quả trực tiếp là tình trạng mất nước, mất điện giải ở người bệnh. Hơn nữa, sự tổn thương thành ruột ở bệnh nhân ngộ độc cũng khiến cho việc hấp thu nước và điện giải trở nên kém hơn so với bình thường, điều này khiến tình trạng mất nước và điện giải càng trở nên trầm trọng hơn ở bệnh nhân.
Trong khi đó, cân bằng nước và điện giải giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và hoạt động của tế bào. Do đó, mất nước và mất điện giải có thể gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng khi xảy ra, thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Chính vì thế, trong xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà thì vấn đề đảm bảo bù đủ nước và điện giải để đảm bảo sự cân bằng nội môi trong cơ thể là vô cùng quan trọng.
Các biện pháp bù nước và điện giải khi xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà có thể áp dụng kể đến như:
– Uống nhiều nước hơn.
– Sử dụng nước gạo rang.
– Sử dụng các loại nước thể thao có chứa điện giải.
– Nước đường hoặc nước hoa quả có pha thêm chút muối.
– Sử dụng dung dịch bù nước và điện giải Oresol.
Cần lưu ý rằng, người bệnh không được tự ý truyền dịch tại nhà để bổ sung nước và điện giải cho cơ thể. Truyền dịch không đúng cách có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng như n.hiễm t.rùng tại nơi truyền, phù phổi cấp do biến chứng truyền dịch,…
Uống nhiều nước hơn giúp bệnh nhân bổ sung nước đã bị mất do ngộ độc thực phẩm – Ảnh: Internet
1.2. Chế độ dinh dưỡng thích hợp
Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm thường cảm thấy kiệt sức nhưng lại không có cảm giác muốn ăn, thèm ăn do các biểu hiện tại hệ tiêu hóa. Do đó, trong xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà, yếu tố dinh dưỡng cho người bệnh cần được quan tâm nhiều hơn nhằm cung cấp đủ năng lượng, dưỡng chất,… giúp người bệnh hồi phục.
Trong vài giờ đầu sau ngộ độc thực phẩm xảy ra, khi mà các biểu hiện tại hệ tiêu hóa còn mạnh và rầm rộ thì người bệnh chưa nên ăn uống gì ngay. Việc cố gắng ăn uống quá sớm có thể gây kích thích hệ tiêu hóa làm các biểu hiện trở nên trầm trọng hơn và cản trở quá trình làm sạch ống tiêu hóa tự nhiên của cơ thể để đào thải các chất độc ra ngoài. Vì vậy khi xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà thì bệnh nhân chỉ nên ăn uống trở lại sau vài giờ.
Các loại thức ăn mà bệnh nhân sử dụng nên là những loại thức ăn thanh đạm, dễ tiêu hóa và dễ hấp thu chẳng hạn như chuối, ngũ cốc, lòng trắng trứng, cháo, khoai tây, bánh mì nướng,… Đồng thời trong thực đơn của người bệnh cũng cần tránh các loại thức ăn khó tiêu hóa hoặc dễ gây kích thích như chất béo, cafe, sữa,….
Bệnh nhân cần có chế độ dinh dưỡng thích hợp khi xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà – Ảnh: Internet
1.3. Có chế độ nghỉ ngơi đầy đủ
Trong xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà, cần lưu ý rằng bệnh nhân phải được nghỉ ngơi nhiều hơn. Các hoạt động quá mức có thể làm gia tăng biểu hiện của ngộ độc, gây nhiều khó chịu. Do đó, người bệnh được khuyến cáo nên nghỉ ngơi nhiều cho đến khi các biểu hiện của ngộ độc thức ăn đã giảm hoặc được đẩy lùi.
2. Điều cần tránh trong xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà
Trong chăm sóc, xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà có một lỗi mà rất nhiều người mắc phải đó chính là tự ý cho người bệnh sử dụng các loại thuốc điều trị tiêu chảy.
Tình trạng tiêu chảy ở người bị ngộ độc thức ăn là một biểu hiện triệu chứng hết sức trực quan, do đó nó thường khiến người bệnh và cả người nhà trở nên lo lắng hơn. Điều này làm cho bệnh nhân có thể tự sử dụng các loại thuốc khác nhau để ngăn chặn tình trạng tiêu chảy.
Tuy nhiên ta cần biết rằng, trong ngộ độc thức ăn thì tiêu chảy được xem như là một phản xạ tự nhiên nhằm tự bảo vệ của cơ thể với tác dụng đào thải các tác nhân gây ngộ độc ra khỏi đường tiêu hóa, làm sạch đường tiêu hóa,…
Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy không đúng cách trong xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà mặc dù có thể tạm thời làm giảm biểu hiện của ngộ độc nhưng lại khiến các tác nhân gây ngộ độc không được đào thải, ứ đọng tại đường tiêu hóa và bị hấp thu nhiều hơn khiến ngộ độc trở nên nặng và kéo dài hơn.
Do đó, bệnh nhân không được tự ý sử dụng các loại thuốc trị tiêu chảy khi xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà. Việc sử dụng thuốc cần phải được cân nhắc bởi bác sĩ và chỉ dùng cho một số các trường hợp đặc biệt như tiêu chảy quá nhiều gây mất nước và điện giải nghiêm trọng, tiêu chảy toàn nước nhưng không có các biểu hiện của n.hiễm t.rùng,…
Tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy khi xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà gây nhiều nguy hiểm (ảnh: Internet)
3. Các trường hợp cần liên hệ ngay với bác sĩ
Khi xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà, không phải tất cả trong mọi trường hợp thì bệnh nhân đều sẽ tiến triển thuận lợi. Đôi khi những diễn biến xấu có thể xảy ra và tình trạng của bệnh nhân trở nên nặng nề hơn, cần phải được can thiệp y tế bởi bác sĩ có chuyên môn. Do đó, người bệnh và người nhà bệnh nhân cần phải nắm được các biểu hiện chuyển biến xấu trong xử trí ngộ độc thực phẩm tại nhà và liên hệ ngay với bác sĩ khi cần thiết.
Bệnh nhân cần gặp bác sĩ ngay nếu có các biểu hiện chuyển biến nặng của ngộ độc thực phẩm – Ảnh: Internet
Liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế ngay khi có các biểu hiện sau đây:
– Biểu hiện mất nước, mất điện giải nghiêm trọng: Người bệnh cảm thấy khô miệng hoặc khát nước quá mức (trầm trọng hơn có thể không uống được nước), nước tiểu trở nên sẫm màu hoặc tiểu rất ít (thậm chí không đi tiểu hoàn toàn), nhịp tim của bệnh nhân chậm hoặc huyết áp bị hạ thấp, bệnh nhân lo lắng kích thích, chuột rút hoặc đau cơ,…
– Các biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa: Trong dịch nôn hoặc trong phân của người bệnh xuất hiện m.áu (nôn ra m.áu, đi cầu phân đen có mùi rất khó chịu, đi cầu ra m.áu,…) là những biểu hiện gợi ý có xuất huyết đường tiêu hóa và bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện ngay.
– Tiêu chảy hoặc nôn mửa nhiều, kéo dài: Nôn mửa và tiêu chảy khi xảy ra quá nhiều khiến bệnh nhân không thể ngưng đi cầu hoặc ngưng nôn (thậm chí không thể uống bất kỳ thứ gì) là các các biểu hiện nặng, cần được xử trí ngay vì có thể gây rối loạn nước, điện giải.
– Các biểu hiện n.hiễm t.rùng: Trong xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà, bệnh nhân cũng cần được đưa đến bệnh viện ngay nếu có các biểu hiện của sự n.hiễm t.rùng chẳng hạn như sốt, môi khô, lưỡi bẩn, hơi thở hôi, nhịp thở tăng, mạch tăng,…
Trên đây là một số những điều cần biết khi xử trí ngộ độc thức ăn tại nhà. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ điều trị hoặc đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn hoặc điều trị đúng đắn, kịp thời.
Tuyệt đối không làm điều này khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn
Đối với bệnh nhân ngộ độc thức ăn, sơ cứu sớm và đúng cách là vô cùng quan trọng. Sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn cần đảm bảo hạn chế tối đa lượng độc tố hấp thu bằng gây nôn, cung cấp đủ nước và cần tránh tuyệt đối việc sử dụng các loại thuốc chống nôn, chống tiêu chảy,…
Ngộ độc thức ăn trong hầu hết các trường hợp đều là tình trạng cấp tính do ăn phải các thức ăn chứa các vi sinh vật gây hại hoặc các chất có khả năng gây độc đối với cơ thể. Ngộ độc có thể diễn tiến rất nhanh chóng đưa đến nhiều nguy cơ cho người bệnh, thậm chí có nguy cơ t.ử v.ong.
Do vậy giai đoạn sơ cứu sớm bệnh nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát tình trạng ngộ độc, đảm bảo các chức năng tối thiểu của người bệnh trước khi được chuyển đến cơ sở y tế.
1. Khi sơ cứu người ngộ độc thức ăn cần tránh điều gì?
Ngộ độc thức ăn khi xảy ra thường biểu hiện bằng các triệu chứng rầm rộ, cấp tính,… Trong đó trực quan nhất là các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy.
Khi các triệu chứng này xảy ra, rất nhiều người bệnh theo thói quen sẽ sử dụng thuốc chống nôn hay thuốc trị tiêu chảy để làm nhẹ bớt tình trạng nôn mửa hay tiêu chảy đang diễn ra. Việc sử dụng thuốc chống nôn hay thuốc trị tiêu chảy có thể đem lại hiệu quả nhất thời, khiến người bệnh cho rằng tình trạng sức khỏe của bản thân đã được cải thiện do các triệu chứng ngộ độc thức ăn đã giảm.
Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn là một sai lầm hết sức nguy hiểm khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn mà chúng ta cần tránh.
Chúng ta cần nhớ rằng, khi ngộ độc thức ăn xảy ra thì nôn và tiêu chảy đều là các phản xạ bảo vệ của cơ thể nhằm tống xuất, loại bỏ các nguyên nhân gây ngộ độc vẫn còn tồn đọng trong đường tiêu hóa. Việc tống xuất, làm sạch đường tiêu hóa này sẽ giúp hạn chế sự hấp thu các chất độc còn trong lòng ống tiêu hóa, giúp giảm nhẹ mức độ ngộ độc.
Khi sử dụng thuốc chống tiêu chảy, thuốc chống nôn,… trong sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn mặc dù có thể khiến cho tình các biểu hiện nôn mửa, tiêu chảy do ngộ độc thức ăn giảm xuống nhưng thực chất điều này lại đang cản trở quá trình làm sạch tự nhiên của cơ thể, khiến cho các chất độc không được đào thải ra ngoài. Do đó lượng chất độc được hấp thu vào m.áu nhiều hơn khiến tình trạng ngộ độc diễn ra trầm trọng hơn.
Đã có nhiều trường hợp do tự ý sử dụng các loại thuốc chống nôn, thuốc chống tiêu chảy khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn đã khiến cho ngộ độc thức ăn trở nên nghiêm trọng hơn, biến chứng n.hiễm t.rùng huyết hoặc thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân.
Do vậy, trong sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn tuyệt đối không được tự ý cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy, chống nôn,… khi chưa có các chỉ định của bác sĩ để tránh gây nên các hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc chống tiêu chảy, nôn ói trong sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn (Ảnh: Internet)
2. Những lưu ý cần nhớ khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn
Trong quá trình sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn, để đảm bảo hiệu quả sơ cứu và an toàn cho người bệnh, hãy ghi nhớ một số lưu ý sau:
– Gây nôn sớm nếu có thể: Ngay khi bệnh nhân bị ngộ độc thức ăn và còn tỉnh táo thì nên cố gắng gây nôn cho người bệnh càng sớm càng tốt để tống xuất chất độc ra khỏi cơ thể. Có thể gây nôn cho người bệnh bằng cách cho người bệnh uống nước muối loãng (0,9%) hoặc có thể uống nước lọc thông thường, sau đó móc họng để kích thích bệnh nhân nôn. Hoặc nếu trong nhà có sẵn các loại thuốc gây nôn như Ipecac thì có thể cho bệnh nhân sử dụng để gây nôn khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn.
Lưu ý không nên cố gắng gây nôn khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn nếu bệnh nhân không tỉnh táo, lơ mơ,… vì dễ gây nguy cơ hít sặc dẫn đến viêm phổi hít rất nguy hiểm.
– Uống nhiều nước: Uống nhiều nước hơn cũng là một trong các lưu ý cần nhớ trong sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn. Việc uống nhiều nước hơn vừa giúp cung cấp, bổ sung lại lượng nước đã mất do ngộ độc thức ăn, vừa giúp kích thích đào thải các độc chất qua nước tiểu bởi quá trình lọc ở thận. Tốt nhất nếu có thể thì nên cho bệnh nhân sử dụng dung dịch bù nước và điện giải oresol để vừa bổ sung nước vừa bổ sung điện giải cho người bệnh.
Uống nhiều nước là phương pháp bù nước hiệu quả khi bị ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều Phương pháp bù nước khi bị ngộ độc thực phẩm khác.
– Không sử dụng thuốc chống tiêu chảy, chống nôn: Tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc chống tiêu chảy, chống nôn khi sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn, tránh gây ứ đọng độc chất trong cơ thể làm trầm trọng hơn tình trạng ngộ độc thức ăn trở nên trầm trọng hơn.
– Đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế để điều trị: Ngay khi bệnh nhân có các biểu hiện ngộ độc thức ăn và đã được thực hiện các bước sơ cứu cần thiết thì người bệnh nên được đưa đến cơ sở y tế càng nhanh càng tốt để tiến hành thực hiện các điều trị đặc hiệu.
Có thể thấy rằng, sơ cứu người bị ngộ độc thức ăn đúng cách có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự an toàn của người bệnh. Do đó, mọi người cần phải tự trang bị cho mình các kiến thức cần thiết để có thể sơ cứu đúng cách khi có người bị ngộ độc thức ăn.