Tôi rất hay bị ngạt mũi, sổ mũi, đi khám có lần được chẩn đoán là viêm mũi dị ứng. Nay vợ tôi mang bầu, liệu bệnh của tôi có lây cho cô ấy và ảnh hưởng gì tới em bé không? Có cách nào điều trị dứt điểm bệnh của tôi không?
Nguyễn Nguyên (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Bệnh của bạn là viêm mũi dị ứng. Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 loại: Viêm mũi dị ứng theo mùa (tùy thời tiết từng mùa xuất hiện các loại tạp chất trong gió như phấn hoa, nấm mốc…);
Viêm mũi dị ứng quanh năm: do các tác nhân như côn trùng (bọ chét, ve…), bụi trong nhà, lông súc vật nuôi trong nhà…
Viêm mũi dị ứng là bệnh lành tính, tuy gây ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người mắc nhưng là bệnh không lây truyền. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây nhiều phiền toái cho người bệnh và do vậy ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị khoa học sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm xoang dị ứng, polyp mũi, polyp xoang…
Vì vậy, bạn nên khám để tìm hiểu rõ nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở bạn để được điều trị hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh viêm mũi dị ứng như sau:
Không nên nuôi vật nuôi trong nhà (chó, mèo,…), hạn chế tối đa tiếp xúc với vật nuôi; Vệ sinh định kỳ đồ dùng (chăn, ga, gối, đệm, vải bọc,…) để hạn chế mạt bụi nhà phát triển, vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc;
Vệ sinh cá nhân tốt; Không hút thuốc, hạn chế tối đa tiếp xúc với bụi (như đeo khẩu trang khi dọn dẹp, khi ra đường,…); Vào thời điểm giao mùa, khi thay đổi thời tiết, cần giữ cho cơ thể đủ ấm.
Chuyên gia tai mũi họng chỉ cách chữa ngạt mũi hiệu quả bất ngờ
Nếu ngạt mũi do viêm mũi dị ứng thì có thể thực hiện theo nguyên tắc làm sạch dị nguyên tại phòng ngủ, giường ngủ bằng cách hút bụi của phòng, giường, thay ga (chiếu), vỏ chăn, gối… hằng ngày.
Chuyên gia tai mũi họng chỉ cách chữa ngạt mũi hiệu quả bất ngờ. (Ảnh minh họa)
Những ngày này thời tiết thay đổi, nhất là ở miền Bắc khi nắng, lạnh thất thường là thời điểm nhiều bệnh nhân mắc các bệnh viêm mũi, họng đến viện. Phải xin nghỉ học để đi khám bệnh, anh Hoàng Hải (18 t.uổi, Ba Đình, Hà Nội) cho biết, hai hôm nay mũi anh tắc nghẹt, không thở được kèm hắt hơi nhiều. Lúc nào cũng cảm giác vương vướng nhưng càng cố hắt xì càng không thể thở được.
“Tôi từng đi khám ở các bệnh viện, thậm chí dùng đủ các loại thuốc từ đông đến tây y nhưng tình trạng bệnh chỉ cải thiện được một thời gian rồi đâu lại vào đấy. Tháng nào cũng vài ba bận rơi vào tình trạng mũi nghẹt, sổ mũi. Có đợt hắt hơi nhiều quá thấy đầu đau nhức, mặt nóng bừng”, anh Hoàng Hải than vãn.
Cũng giống như anh Hoàng Hải, chị Lan Anh (Cầu Giấy, HN) cũng nhiều năm phải chung sống với bệnh viêm mũi. Bệnh của chị nặng đến mức độ cứ mỗi khi bệnh tái phát, chị nhức đầu đến không thể làm việc được và phải vào viện điều trị. Cứ đợt điều trị này vừa dứt được một thời gian thì bệnh lại tái phát.
Có những lần vừa khỏi được bệnh vài hôm, đi công tác gặp điều kiện thời tiết bất thường, chị Lan Anh lại trở bệnh. Những cơn nghẹt mũi, hắt hơi khó chịu đến cuộc sống thường nhật. Đặc biệt những ngày gần đây, thời tiết thay đổi khiến tình trạng của chị Lan Anh càng trở nên trầm trọng khi vừa ho vừa ngạt mũi.
PGS.TS. Phạm Thị Bích Đào, BV ĐH Y Hà Nội, cho biết trong quá trình khám, điều trị cho bệnh nhân bà thường xuyên gặp phải những trường hợp bệnh nhân trên kèm theo câu hỏi: phải làm gì để cải thiện tình trạng này?.
PGS. TS Phạm Thị Bích Đào thông tin, theo rất nhiều nghiên cứu thống kê, ngạt mũi buổi sáng là dấu hiệu của bệnh viêm mũi, 74% trong số này là viêm mũi dị ứng và liên quan nhiều tới các yếu tố dị nguyên ngay trên giường ngủ và phòng ngủ của người bệnh.
Ngoài ra, 26% còn lại là viêm mũi vận mạch, tức là do sự thay đổi của nhiệt độ, áp suất khí quyển, từ trường vào thời điểm buổi sáng làm cho các thần kinh giao cảm tác động lên cuốn dưới khiến các mạch m.áu của cuốn dưới giãn ra, cuốn dưới nở to và che lấp khe thở gây ngạt.
“Vậy yếu tố tiên quyết là tìm ra một trong hai nguyên nhân này. Nếu ngạt mũi do viêm mũi dị ứng thì có thể thực hiện theo nguyên tắc sau: Làm sạch dị nguyên tại phòng ngủ, giường ngủ bằng cách hút bụi của phòng, giường, thay ga (chiếu), vỏ chăn, gối… hằng ngày. Sử dụng các thuốc chống dị ứng: Các kháng histamine H1.
Thuốc kháng histamine là những thuốc ngăn chặn histamin được giải phóng từ các phản ứng dị ứng trong cơ thể qua đó ngăn phản ứng dị ứng và làm hết triệu chứng. Các thuốc có thể dùng như: promethazin, loratadin, fexofenadin… tùy theo tình trạng và đáp ứng với thuốc kháng histamine để lựa chọn. Nếu đáp ứng tốt, bạn có thể duy trì thuốc từ 2 – 4 tuần.
Tuy nhiên, vì thuốc kháng histamine có những tác dụng phụ như mệt mỏi, ngủ gà, khô miệng, táo bón… Nặng nề hơn có thể gây phản ứng trên hệ tim mạch như rối loạn nhịp, nhịp nhanh…; trên hô hấp gây ức chế hô hấp, khó ho khạc đờm nên dễ n.hiễm t.rùng tiến triển nặng. Vì thế, tốt nhất bạn nên dùng thuốc theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng”, PGS. TS Phạm Thị Bích Đào cho biết.
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng này, theo vị bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng thì người bệnh nên tăng cường miễn dịch. Nhiều nghiên cứu cho rằng, dị ứng biểu hiện thành bệnh khi cơ thể suy giảm sức đề kháng.
“Do đó, bạn nên tăng cường sức đề kháng bằng những loại hình thể thao phù hợp với lứa t.uổi và tình trạng sức khỏe”, PGS. TS Phạm Thị Bích Đào cho hay.
Một biện pháp khác cũng được PGS Bích Đào chỉ ra để ngăn ngừa viêm mũi dị ứng là liệu pháp giải mẫn cảm đặc hiệu. Phương pháp này chỉ sử dụng khi người bệnh không đáp ứng với các thuốc kháng histamine hoặc xuất hiện tình trạng quen thuốc.
“Bác sĩ sẽ test các dị nguyên và cố gắng xác định loại dị nguyên mà bạn mắc phải để sử dụng thuốc với nồng độ loãng dần dạng tiêm trong vòng 2 – 5 năm”, PGS. TS Bích Đào nói và cho rằng trong nhiều trường hợp bị viêm mũi dị ứng thì “thay đổi môi trường sống là biện pháp lý tưởng tuy nhiên ít khi thực hiện được”.
Trong trường hợp người bệnh bị viêm mũi vận mạch thì có thể dùng thuốc điều trị tình trạng vận mạch như zyrtec uống và làm ấm niêm mạc mũi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tai mũi họng dù là nguyên nhân viêm mũi là gì thì trước mỗi đợt “phát bệnh”, người bệnh nên đi khám để được tư vấn và chỉ định dùng thuốc hợp lý, tránh tình trạng tự mua thuốc điều trị.
Một số biện pháp hiệu quả giúp bạn hạn chế được chứng ngạt mũi:
Vệ sinh mũi sạch sẽ và thường xuyên là một việc phải làm hằng ngày chứ không nhất thiết khi có vấn đề về mũi mới thực hiện.
Cung cấp đầy đủ nước cơ thể cũng là một việc làm tất yếu hằng ngày. Đặc biệt nước cũng sẽ làm loãng dịch đường hô hấp và giảm tình trạng viêm, ức chế quá trình n.hiễm t.rùng cũng như làm giảm các cơn đau rát họng.
Xông mũi với thảo dược là phương pháp thông mũi và giữ ấm không khí đi vào hiệu quả, đồng thời cũng làm sạch mũi. Bạn có thể xông với chanh, sả, ngải cứu, gừng, tinh dầu bưởi hoặc lá bạc hà,…Dùng một chiếc khăn ấm đắp ngang hai mắt xuống gò má trong vài phút sẽ giữ ấm xoang mũi và giúp m.áu lưu thông dễ dàng.
Để dịch mũi lưu thông dễ dàng thì khi ngủ nên nằm gối cao hơn so với bình thường hoặc nằm nghiêng cho dễ thở.
Hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung vitamin, uống nhiều nước ép,… là những phương pháp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, ngăn ngừa mật nước và giảm nghẹt mũi nhanh chóng.