Từ A – Z về các nguyên nhân gây cận thị, số 1 gây bất ngờ!

Cận thị là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy giảm thị lực ở những người dưới 40 t.uổi. Nguyên nhân gây cận thị khá phức tạp. Nó thường bao gồm nhiều yếu tố và khác nhau giữa các cá nhân.

Từ A - Z về các nguyên nhân gây cận thị, số 1 gây bất ngờ! - Hình 1

NỘI DUNG:

Cận thị có nghĩa là bạn có thể nhìn rõ các vật ở gần, nhưng khi nhìn các vật ở xa lại không rõ nét. Theo các bác sĩ, nguyên nhân gây cận thị là khi nhãn cầu quá dài so với khả năng hội tụ của giác mạc và thủy tinh thể của mắt. Nó làm cho các tia sáng tập trung tại một điểm phía trước võng mạc. Thay vì hội tụ trực tiếp trên bề mặt võng mạc. Điều này dẫn đến một hình ảnh mờ được gửi đến não của bạn.

Cận thị cũng có thể do giác mạc và (hoặc) thủy tinh thể quá cong so với chiều dài của nhãn cầu. Trong một số trường hợp, cận thị xảy ra do sự kết hợp của cả 2 yếu tố này. Như vậy, nguyên nhân gây cận thị chính là do khiếm khuyến trong hình dạng của mắt. Vậy điều gì gây ra các khiếm khuyết này?

1. Cận thị do di truyền

Di truyền là một phần không nhỏ trong các nguyên nhân gây cận thị. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu đã xác định được hơn 40 gen có liên quan đến cận thị. Chúng chịu trách nhiệm về cấu trúc và sự phát triển của mắt, đồng thời truyền tín hiệu giữa não và mắt.

Theo thống kê, nếu cha hoặc mẹ bị cận thì con sinh ra có 23 – 40% nguy cơ cũng bị cận. Nếu đồng thời cả cha và mẹ đều bị cận thì nguy cơ này tăng lên 33 – 60%. Ngay cả khi cha mẹ không bị cận thì trẻ cũng có tới 6 – 15% bị cận.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, nếu bố mẹ cận dưới 3 đi-ốp thì khả năng di truyền sang con là nhỏ. Nhưng nếu bố mẹ cận từ 6 đi-ốp trở lên thì khả năng di truyền sang con cái gần như là 100%.

Từ A - Z về các nguyên nhân gây cận thị, số 1 gây bất ngờ! - Hình 2

Di truyền là nguyên nhân gây cận thị chủ yếu ở trẻ dưới t.uổi đi học. (Ảnh Internet)

2. Lối sống – Nguyên nhân gây cận thị chính

Nếu như di truyền là nguyên nhân gây cận thị không thể tránh khỏi thì lối sống chính là nguyên nhân gây cận thị chủ quan mà chúng ta hoàn toàn có thể ngăn ngừa.

Các thói quen, lối sống có thể gây ra cận thị thường là:

– Sinh hoạt trong môi trường có ánh sáng không thích hợp. Điều kiện ánh sáng quá tối hoặc quá sáng đều khiến mắt phải điều tiết quá độ, dẫn đến cận thị.

– Xã hội hiện đại, áp lực công việc và học hành ngày càng gia tăng. Đồng nghĩa với việc mắt phải hoạt động tích cực hơn. Nhất là những người phải làm việc thường xuyên với máy tính, điện thoại, sách vở,…. Mắt căng thẳng trong thời gian dài cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cận thị.

Từ A - Z về các nguyên nhân gây cận thị, số 1 gây bất ngờ! - Hình 3

Ngồi sai tư thế, làm việc quá căng thẳng cũng góp phần không nhỏ vào nguyên nhân gây cận thị. (Ảnh Internet)

– Ngồi học hay làm việc sai tư thế cũng sẽ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn.

– Các tia bức xạ từ màn hình tivi và điện thoại rất nguy hiểm cho mắt. Nhưng sự phát triển của mạng internet cùng các thiết bị kỹ thuật số khiến cho con người ngày càng dành nhiều thời gian hơn để nhìn màn hình.

Thay vì gặp nhau trò chuyện thì mọi người lại chat trực tuyến. Thay vì đi dạo, chơi thể thao thì mọi người lại chơi game trên điện thoại, máy tính. Nhiều người cũng thích giải trí bằng xem phim, đọc sách trên điện thoại vì tính tiện lợi.

– Ăn uống thiếu chất cũng có thể là nguyên nhân gây cận thị. Mắt được nuôi dưỡng bằng các mạch m.áu nhỏ. Nếu như không đủ dưỡng chất cho mắt, mắt ngày càng suy yếu. Suy giảm thị lực là điều sớm muộn sẽ xảy ra.

– Một số bệnh về mắt cũng có thể là nguyên nhân gây cận thị. Đặc biệt là các bệnh về giác mạc và thủy tinh thể. Chẳng hạn như bệnh tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, rách hoặc bong võng mạc,…..

Mổ cận thị khi nào? Những điều kiện để mổ cận thị an toàn, hiệu quả

Không phải tất cả các trường hợp bị cận thị đều có thể thực hiện mổ để điều trị. Việc quyết định mổ cận thị hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các điều kiện tại mắt và cả các điều kiện sức khỏe toàn thân.

Mổ cận thị khi nào? Những điều kiện để mổ cận thị an toàn, hiệu quả - Hình 1

Mổ cận thị giúp người bệnh không phải phụ thuộc vào cặp kính cận gây nhiều bất tiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, không phải cứ khi bị cận thị thì chúng ta sẽ đều mổ để điều trị. Việc quyết định mổ cận thị hay không sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau và cần thỏa mãn các điều kiện thiết yếu để cuộc mổ cận thị diễn ra an toàn và hiệu quả.

1. Khi nào nên tiến hành mổ cận thị?

Trước kia có lẽ đã khá nhiều lần chúng ta nghe thấy rằng, phải cận từ 4 diop trở lên thì mới mổ cận được. Vậy điều này liệu có đúng và chúng ta có cần nhất thiết phải chờ đến lúc cận tới 4 diop thì mới mổ cận được hay không?

Trên thực tế, cận mức độ 4 diop không phải là cột mốc để tiến hành điều trị cận thị, và cũng không có mốc thời gian cố định cho quyết định mổ cận thị. Mổ cận thị thường được chỉ định cho các trường hợp bệnh nhân có mức độ cận từ 1 diop trở lên.

Tuy nhiên, việc xác định thời điểm mổ cận thị không phải chỉ được dựa vào duy nhất chỉ mỗi mức độ cận của bệnh nhân mà nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau bao gồm như: mức độ diễn tiến của cận thị, toàn trạng bệnh nhân, tình trạng cụ thể tại mắt, khả năng chi trả kinh tế,… Tất cả yếu tố này đều sẽ được suy xét để có thể đưa ra thời điểm thích hợp nhất để thực hiện cuộc mổ.

Cũng có nhiều trường hợp, bệnh nhân cận rất nhẹ chỉ 0,5 diop nhưng do yêu cầu bắt buộc về mặt thị lực như thi vào các ngành quân đội, công an hay đang làm các công việc yêu cầu thị lực cao như phi công,… thì mổ cận thị cũng có khả năng được diễn ra từ rất sớm nhằm khôi phục khả năng thị lực cho bệnh nhân.

Mổ cận thị khi nào? Những điều kiện để mổ cận thị an toàn, hiệu quả - Hình 2

Thời điểm mổ cận thị được đưa ra dựa trên nhiều yếu tố khác nhau (Ảnh: Internet)

2. Cần thỏa mãn những điều kiện gì để mổ cận thị an toàn, hiệu quả

Một cuộc mổ cận thị để đạt được hiệu quả mong muốn và mức độ an toàn tối đa cho người bệnh thì nó cần được thỏa mãn những tiêu chuẩn cần thiết, bao gồm các điều kiện tại mắt và các điều kiện toàn thân.

Trước khi quyết định mổ cận thị cần Tìm hiểu các phương pháp mổ cận thị hàng đầu hiện nay để lựa chọn cho mình phương pháp mổ cận thị an toàn, hiệu quả nhất.

2.1. Điều kiện tại mắt để mổ cận thị

– Độ cận đã ổn định: Mức độ cận thị của bệnh nhân phải đạt mức phát triển ổn định trước khi quyết định mổ cận thị. Mức độ cận thị được cho là ổn định khi mà mắt tăng độ cận ít hơn 0,75 diop/năm. Nếu mức độ cận tăng nhiều hơn khoảng này thì chưa nên mổ cận thị ngay mà cần chờ đợi đến khi cận thị đã ổn định.

– Giác mạc phải đủ độ dày: Giác mạc của bệnh nhân cận thị phải đạt đủ độ dày an toàn để tiến hành mổ cận thị, tránh làm cho giác mạc trở nên mỏng quá mức sau mổ và làm tăng nguy cơ biến chứng. Độ dày giác mạc tối thiểu để có thể mổ cận thị an toàn là 460nm.

– Độ cận không quá lớn: Mức độ cận được khuyến cáo tốt nhất chung cho các phương pháp mổ cận thị là dưới 10 diop (đối với mổ Femto Lasik thì có thể mổ cận lên đến 20 diop). Mổ mắt cận với độ cận quá lớn là không nên bởi khiến giác mạc bị mỏng đi quá nhiều, dễ dẫn đến nhiều biến chứng sau mổ.

– Không mắc các bệnh lý mắt cấp tính: Bệnh nhân cần điều trị ổn các bệnh lý mắt cấp tính tại mắt (viêm giác mạc, loét giác mạc, viêm màng bồ đào, chấn thương,…) nếu có trước khi tiến hành mổ cận thị để ngăn ngừa các biến chứng xảy ra.

– Không bị khô mắt: Khô mắt là biến chứng thường gặp sau mổ cận thị. Do đó, bệnh nhân đã bị khô mắt từ trước thì không nên mổ cận thị vì nó có thể trở nên trầm trọng hơn sau cuộc mổ.

Mổ cận thị khi nào? Những điều kiện để mổ cận thị an toàn, hiệu quả - Hình 3

Mắt không cận quá nặng, không mắc bệnh cấp tính,… là những điều kiện tại mắt để mổ cận thị an toàn và hiệu quả (Ảnh: Internet)

2.2. Điều kiện về sức khỏe toàn thân

– Đủ độ t.uổi: Trừ các trường hợp bắt buộc, người bệnh chỉ nên tiến hành mổ cận thị khi đã đủ độ t.uổi từ 18 t.uổi trở lên để trái tái cận trở lại.

– Kiểm soát tốt các bệnh lý mãn tính: Bệnh nhân mắc bệnh lý mãn tính như cao huyết áp, đái tháo đường,… không nên thực hiện mổ cận thị. Nếu có các bệnh lý trên mà nhất định phải mổ cận thị thì chúng cần được kiểm soát tốt bằng phương pháp thích hợp nhằm hạn chế biến chứng trong và sau mổ.

– Có hệ miễn dịch tốt: Bệnh nhân cần phải có hệ miễn dịch tốt để chống chọi lại với các tác nhân gây hại tại vết thương sau mổ, tránh n.hiễm t.rùng. Do đó người bệnh phải chắc rằng mình không mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch như suy giảm miễn dịch bẩm sinh, bệnh bạch cầu, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch hoặc bị suy giảm miễn dịch do mắc phải (AIDS),…

– Không có thai hoặc đang cho con bú: Mổ cận thị khi đang có thai hoặc đang cho con bú làm giảm hiệu quả điều trị và làm gia tăng các nguy cơ lên thai nhi do sử dụng thuốc trước và sau mổ. Do đó, không nên mổ cận thị khi đang có thai hoặc đang cho con bú.

Qua đây có thể thấy rằng, để đảm bảo cho sự an toàn và hiệu quả của mổ cận thị là điều không hề dễ, phải thỏa mãn rất nhiều yếu tố. Vì vậy, người bệnh cần tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định mổ cận thị để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *