Thuốc không dùng khi đường tiêu hóa “trục trặc”

Các vấn đề thông thường xảy ra ở đường tiêu hóa như: buồn nôn, nôn; khó nuốt hay đau bụng… Những người hay gặp một trong các tình trạng này cần lưu ý khi dùng một số thuốc sau.

Buồn nôn và nôn kèm theo thay đổi hành vi

Buồn nôn và nôn là triệu chứng rất thường gặp, gây phiền toái cho người bệnh. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân gây nôn như do chuyển động (say tàu xe) và không do chuyển động (bệnh lý). Tuy nhiên, đối với triệu chứng buồn nôn và nôn không do chuyển động cần chú ý.

Một nguyên nhân phổ biến của nôn không liên quan đến chuyển động là viêm dạ dày – ruột do virus, tổn thương dạ dày, thực quản, loét đường ruột, các khối u dạ dày, thực quản… Nhưng khi có triệu chứng buồn nôn, nôn kèm theo những thay đổi về hành vi thì không được dùng các sản phẩm có chứa salicylate như: aspirin, magiê salicylate hay subsalicylate bismuth…

Cảnh báo này được đưa vào để ngăn chặn sự xuất hiện của hội chứng Reye. Hiện nguyên nhân của hội chứng Reye vẫn chưa được biết, nhưng nó gắn liền với việc sử dụng aspirin hoặc salicylat cho t.rẻ e.m bị bệnh thủy đậu hoặc cúm. Các triệu chứng thường bắt đầu với buồn nôn và nôn, tiếp theo là hành vi kích thích, tiêu cực và hiếu chiến. Các triệu chứng khác bao gồm lú lẫn, hôn mê, thay đổi tâm thần, động kinh…

Hiện một hoặc nhiều thành phần trong nhóm này có thể được tìm thấy trong các thuốc giảm đau (trị đau nửa đầu, đau dạ dày, giảm cảm giác khó chịu ở dạ dày…). Vì vậy, cần lưu ý đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh dùng.

Đau bụng

Đau bụng cũng là vấn đề rất thường gặp và cũng có rất nhiều nguyên nhân gây đau bụng. Ví dụ như táo bón hoặc không dung nạp lactose hoặc nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như viêm dạ dày – ruột do virus, hội chứng ruột kích thích (IBS), ngộ độc thực phẩm, viêm ruột thừa, tắc ruột, ung thư ruột, thiếu m.áu, sỏi thận, viêm tụy, hoặc loét…

Thuốc không dùng khi đường tiêu hóa trục trặc - Hình 1

Khi bị đau bụng không tự ý sử dụng thuốc.

Không được dùng cho bệnh nhân có triệu chứng đau bụng các thuốc nhuận tràng và tất cả các thuốc ức chế bơm proton (PPI). Đau bụng là những triệu chứng có thể có của viêm ruột thừa, có thể bị nhầm lẫn với đau bụng liên quan đến táo bón không biến chứng. Sử dụng thuốc nhuận tràng ở bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp tính có thể dẫn đến vỡ ruột thừa.

Bên cạnh đó, các thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen, naproxen cũng không được dùng cho bệnh nhân có triệu chứng này, mà cụ thể là bệnh nhân bị đau bụng có nguyên nhân bị đau – loét dạ dày. Nếu dùng, bệnh sẽ trầm trọng làm xuất huyết dạ dày… nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Vì vậy, khi có triệu chứng đau bụng, người bệnh cần đi khám bệnh để tìm nguyên nhân gây đau bụng, tránh tự ý dùng thuốc không đúng sẽ gây hại, thậm chí nghiêm trọng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Rối loạn nuốt

Rối loạn nuốt (nuốt khó) thường xảy ra ở người bệnh Parkinson, đột quỵ, chấn thương sọ não, ung thư đầu, cổ, hoặc thực quản… Một số sản phẩm thuốc (thậm chí thuốc không cần kê đơn) có thể mang cảnh báo “chống chỉ định” (không được dùng) cho bệnh nhân có vấn đề trong việc nuốt này vì có thể gây nguy hiểm cho người bệnh. Ví dụ như các thuốc nhuận tràng (citrucel, metamucil) có chứa dầu.

Người bệnh khó nuốt sẽ vô tình hít phải dầu có trong thuốc gây viêm phổi, thâm nhiễm đáy phổi, xơ phổi và có thể dẫn đến ung thư phổi. Hơn nữa, khi khó nuốt, viên thuốc có thể bị mắc lại ở thực quản, trương lên và có thể gây ngạt thở cho người bệnh.

Thuốc naproxen cũng cảnh báo bệnh nhân không sử dụng nếu có khó nuốt. Trong mọi trường hợp uống thuốc nếu thấy bị mắc kẹt trong cổ họng cần phải có sự hỗ trợ của y tế ngay lập tức.

Đối với người bệnh có khó khăn khi nuốt hoặc đau khi nuốt cũng không tự ý sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI). Khi dùng phải có sự giám sát của bác sĩ, tránh viên thuốc mắc kẹt tại cổ họng gây hại…

Chăm chỉ uống loại trà này từ giờ đến Tết, chị em hưởng lợi đủ đường, làn da lẫn vóc dáng đều “lên đỉnh cao mới”

Đồ uống từ hạt lanh được chế biến theo cách đơn giản, không cần nguyên liệu cầu kỳ vẫn có thể giúp chị em chăm sóc làn da lẫn vóc dáng để đón Tết tự tin.

Chăm chỉ uống loại trà này từ giờ đến Tết, chị em hưởng lợi đủ đường, làn da lẫn vóc dáng đều l.ên đ.ỉnh cao mới - Hình 1

Đồ uống đơn giản từ hạt lanh giúp đẹp da giữ dáng, lại tốt cho sức khỏe

Chỉ còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán, nhiều chị em cũng sốt xình xịch với việc giảm cân, làm đẹp da đón Tết. Hạt lanh lúc này trở thành trợ thủ đắc lực cho nhiều chị em. Đây được coi là loại hạt nhỏ nhưng có võ, có thể sử dụng để thanh lọc cơ thể. Đặc biệt là cách làm thứ đồ uống giảm cân, đẹp da từ hạt lanh thì siêu đơn giản, chẳng tốn nhiều công sức.

Chăm chỉ uống loại trà này từ giờ đến Tết, chị em hưởng lợi đủ đường, làn da lẫn vóc dáng đều l.ên đ.ỉnh cao mới - Hình 2

Hạt lanh được coi là loại hạt nhỏ nhưng có võ, có thể sử dụng để thanh lọc cơ thể.

Công thức làm trà hạt lanh:

– 1 lít nước sôi.

– 3 thìa hạt lanh.

Cách làm

Sau khi đun sôi nước, bạn đổ hạt lanh vào nấu sôi lại rồi tắt bếp. Để trong nồi qua đêm. Sáng hôm sau, bạn lọc lấy nước và dùng nước đó uống trong ngày. Lặp lại cách làm này mỗi đêm.

Cách dùng

Để đạt được kết quả tối ưu cho làn da lẫn vóc dáng, bạn uống 150ml nước hạt lanh mỗi lần, ngày uống 3-4 lần. Tốt nhất là uống vào khoảng nửa giờ trước bữa ăn.

Điều quan trọng nhất là thức uống này không được để quá lâu trước khi sử dụng. Uống trong 10 ngày liên tục, sau đó nghỉ khoảng 10 ngày. Nếu không gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào, bạn cứ tiếp tục sử dụng cho đến khi đạt được mục tiêu giảm cân.

Theo các chuyên gia y tế, uống thường xuyên trà hạt lanh cũng cải thiện đáng kể làn da của bạn, làn da sẽ trở nên sáng bóng, săn chắc và khỏe mạnh hơn. Đây là điều không phải bất cứ thức uống giảm cân nào cũng có thể đem lại cho bạn.

Giới chuyên môn nhận định thế nào về hạt lanh trong việc phòng chữa bệnh?

Theo Webmd, hạt lanh, dầu hạt lanh được sử dụng để làm thuốc. Người ta thường sử dụng hạt lanh khi có những vấn đề ở đường tiêu hóa như táo bón liên tục, tổn thương ruột do lạm dụng thuốc nhuận tràng, tiêu chảy, viêm niêm mạc ở ruột già, hội chứng ruột kích thích, viêm loét đại tràng, viêm dạ dày, viêm ruột.

Chăm chỉ uống loại trà này từ giờ đến Tết, chị em hưởng lợi đủ đường, làn da lẫn vóc dáng đều l.ên đ.ỉnh cao mới - Hình 3

Hạt lanh cũng được sử dụng để điều trị các rối loạn ở tim và mạch m.áu như cholesterol cao, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, bệnh mạch vành. Hạt lanh còn góp phần điều trị mụn trứng cá, chứng tăng động, tổn thương thận do biến chứng của lupus ban đỏ hệ thống, đau ngực, các triệu chứng giai đoạn mãn kinh.

Sử dụng loại hạt này cũng rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường, béo phì, trầm cảm, n.hiễm t.rùng bàng quang, sốt rét, viêm khớp dạng thấp, ho, viêm họng, nhiễm khuẩn đường hô hấp…

Hạt lanh cũng rất tốt cho người bị loãng xương, là một trong những loại hạt có khả năng phòng chống ung thư như ung thư vú, ung thư phổi, ung thư ruột kết và ung thư tuyến t.iền liệt. Về lĩnh vực da liễu, không chỉ với mụn trứng cá, hạt lanh còn có khả năng chữa bỏng, nhọt, chàm, vảy nến, làm dịu, giảm viêm nhiễm.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), hạt lanh có nguồn gốc từ nước ngoài, được y học hiện đại công nhận rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa cũng như omega-3. Bổ sung hạt lanh vào chế độ ăn uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, cải thiện da dẻ, giảm cholesterol…

Chăm chỉ uống loại trà này từ giờ đến Tết, chị em hưởng lợi đủ đường, làn da lẫn vóc dáng đều l.ên đ.ỉnh cao mới - Hình 4

Hạt lanh có nguồn gốc từ nước ngoài, được y học hiện đại công nhận rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa cũng như omega-3.

Mặc dù hạt lanh rất tốt nhưng bạn không được phép sử dụng tùy tiện. Không phải sử dụng hạt lanh càng nhiều càng tốt mà nhất thiết phải thực hiện đúng liều lượng được khuyến cáo. Lạm dụng hạt lanh có thể gây đầy hơi, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.

Phụ nữ mang thai và cho con bú không nên sử dụng hạt lanh vì không thực sự an toàn. Loại hạt này hoạt động như hormone estrogen, có thể gây hại cho thai nhi. Người bị chứng không cầm m.áu không nên sử dụng hạt lanh vì loại hạt này có đặc tính làm chậm quá trình đông m.áu.

Bệnh nhân tiểu đường sử dụng hạt lanh cần được theo dõi chặt chẽ vì có thể khiến lượng đường trong m.áu xuống quá thấp, gây nguy hiểm cho sức khỏe. Người bị tắc ruột không nên dùng hoặc dùng thận trọng vì hạt lanh giàu chất xơ, có thể khiến bệnh tình thêm trầm trọng. Người bị huyết áp thấp cũng không nên sử dụng vì hạt lanh có khả năng giảm huyết áp tâm trương, khiến bệnh thêm nặng hơn.

Do đó, nếu bạn đang có ý định sử dụng hạt lanh để chăm sóc sức khỏe hay giảm cân, làm đẹp da thì đừng quên uống đúng liều lượng được hướng dẫn. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đặc biệt đang có vấn đề bệnh lý nào đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *