Ngày nay, con người phải làm việc trong một môi trường không an toàn, thời gian làm việc kéo dài và áp lực công việc lớn. Đòi hỏi phải lựa chọn một sản phẩm để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ.
Rất nhiều người đã tin tưởng lựa chọn các sản phẩm sữa non. Vậy sữa non là gì? Sữa non bao gồm những thành phần nào? Thông qua bài viết này sẽ giúp đọc giả hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan đến sữa non.
Sữa non là gì?
Sữa non hay còn được gọi là dòng sữa đầu tiên có nguồn gốc từ sữa mẹ hoặc sữa từ động vật. Sữa non bao gồm rất nhiều dưỡng chất dinh dưỡng quý giá như khoáng chất, chất xơ, yếu tố sinh trưởng, kháng thể tự nhiên, lợi khuẩn, chất béo, chất đạm, protein,…
Sữa non không những hỗ trợ sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ mà còn khắc phục tình trạng lão hoá ở người già. Hoặc tạo cảm giác ngon miệng đối với những người chán ăn, cải thiện tình trạng giấc ngủ. Sữa non còn góp phần hỗ trợ trong quá trình điều trị của những người mắc bệnh mãn tính.
Đối với trẻ sơ sinh hệ miễn dịch con yếu, cần lựa chọn một sản phẩm sữa non để chăm sóc và hỗ trợ sự phát triển ở trẻ nhỏ. Người già sức đề kháng không còn tốt như trước chỉ một tác động nhỏ cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì thế cần bổ sung thêm các dưỡng chất dinh dưỡng để ngăn ngừa các tác nhân gây hại ở bên trong và bên ngoài.
Nhiều nghiên cứu ở trên thế giới đã cho rằng sữa non chính là giải pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả nhất. Không gây ra các tác dụng phụ hay bất kỳ kích ứng nào. Đặc biệt khi sử dụng sản phẩm sữa non trong một thời gian dài sẽ mang đến cho người tiêu dùng các kết quả rõ rệt.
Sữa non bao gồm những thành phần nào?
Trong các sản phẩm sữa non không thể thiếu vắng các chất Vitamin và khoáng chất như vitamin A, B1, B6, B12, C, D,…Sữa non đảm bảo cung cấp hàm lượng chất béo, chất đạm, đường, vừa phải và rất phù hợp đối với những người có chế độ ăn kiêng.
Sữa non chứa nhiều kháng thể tự nhiên hơn so với các loại sữa thông thường. Đặc biệt là kháng thể tự nhiên Immunoglobulin có nhiệm vụ hình thành một hàng rào chắc chắn bảo vệ cơ thể.
Cùng với yếu tố miễn dịch có mặt ở trong sữa non sẽ giúp hình thành một sức đề kháng khoẻ mạnh. Yếu tố sinh trưởng góp phần tái tạo lại các tế bào bị hư tổn, ngăn ngừa quá trình lão hoá sớm.
Canxi có trong sữa non hỗ trợ quá trình phát triển răng và xương ở trẻ nhỏ. Ngăn ngừa quá trình lão hóa xương ở người già. Chính vì nguyên do này mà sản phẩm sữa non được người già tin tưởng lựa chọn để làm chậm lại quá trình lão hoá.
Lợi ích khi sử dụng sữa non
Một trong những lợi ích của sữa non đó ngăn ngừa các bệnh thường gặp như đau tim, huyết áp, tiểu đường, cảm… Trong sữa non còn chứa các kháng thể tự nhiên và yếu tố sinh trưởng có khả năng loại trừ các vi khuẩn có hại. Giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến vấn đề thay đổi thời tiết, ung thư, các căn bệnh mãn tính,…
Sữa non có nhiệm vụ ngăn ngừa quá trình lão hoá sớm, phục hồi các tế bào bị hư tổn. Trong sữa non có các yếu tố sinh trưởng, sản sinh các tế bào mới và chữa lành các vết thương. Chính vì lý do này mà các sản phẩm sữa non rất được người già ưa thích.
Đối với những người tiêu dùng mắc chứng rối loạn tiêu hoá, dạ dày, tá tràng. Khi sử dụng các sản phẩm sữa non sẽ mang đến một số lợi ích bất ngờ. Hơn một tỷ lợi khuẩn có mặt trong sữa non sẽ giúp cân bằng hệ tiêu hoá. Ổn định các chỉ số và khắc phục tình trạng rối loạn chức năng tiêu hoá.
Lợi khuẩn giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng tốt hơn, tạo cảm giác ngon miệng. Từ đó, giảm tình trạng đau dạ dày và tá tràng. Đối với trẻ sơ sinh lợi khuẩn có nhiệm vụ bảo vệ hệ tiêu hoá trước các vi khuẩn có hại và giảm tình trạng tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
Hoạt động sống của con người muốn diễn ra một cách khỏe mạnh không thể thiếu vắng bóng dáng của các chất vitamin, chất xơ và khoáng chất. Vitamin và khoáng chất hỗ trợ quá trình chuyển hóa năng lượng và chuyển hóa oxi ở trong cơ thể. Giúp con người làm việc có ích và sống vui tươi hơn.
Người trưởng thành quá trình lão hóa xương diễn ra rất nhanh. Đòi hỏi cần có một sản phẩm có thể hỗ trợ và giúp xương phát triển khoẻ mạnh. Sữa non có hàm lượng canxi lớn cùng với yếu tố sinh trưởng. Chắc chắn sau một thời gian sử dụng các sản phẩm sữa non
sẽ đem đến cho người tiêu dùng một kết quả đáng kinh ngạc.
Với những gì bài viết mang lại hy vọng sẽ giúp độc giả hiểu rõ hơn về sữa non là gì? Sữa non gồm những thành phần nào?
Thực phẩm muối chua gây hại thế nào nếu ăn sai cách?
Dưa muối không chỉ giúp bảo quản thực phẩm lâu hơn mà nó đã trở thành một món ăn kèm quen thuộc trong các bữa cơm của người Việt, giải ngán cho những món ăn nhiều dầu mỡ.
Tuy nhiên, nếu sử dụng loại thực phẩm này không đúng cách thì bạn sẽ có nguy cơ ngộ độc.
Giá trị dinh dưỡng của dưa cải muối
Ngâm muối là một phương pháp lên men tự nhiên. Và dưa muối được tạo ra bởi quá trình lên men bằng muối. Chính vì được lên men chua nên nó chứa nhiều vi khuẩn có lợi. Khi chúng ta ăn dưa muối thì những lợi khuẩn này cũng đi theo vào đường tiêu hóa và bổ sung thêm probiotic cho đường ruột khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, dưa muối cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng khác. Trung bình cứ một bát dưa cải muối chứa 27 calo, 2g carb, 4g chất xơ, 1g protein. Dưa cải không chứa chất béo nhưng chúng giàu chất sắt, vitamin C, K, B6 cùng các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Dưa muối chua được nhiều người yêu thích. Đồ họa: VA
Vitamin C và chất sắt có trong dưa muối giúp tăng cường sức đề kháng, tăng khả năng miễn dịch tốt hơn cho cơ thể. Chất xơ tạo cảm giác no lâu, hạn chế lượng thức ăn tiêu thụ của cơ thể trong ngày, giúp bạn duy trì cân nặng tối ưu.
Dưa muối chua có chứa chất chống oxy hóa. Các loại rau củ, trái cây đa phần đều chứa chất chống oxy hóa. Nhưng chất này rất nhạy cảm và dễ bị mất đi trong quá trình chế biến với nhiệt độ cao. Khi được chế biến thành dưa muối thì lại có thể giữ được chất chống oxy hóa trong rau củ, giúp giảm tổn thương ADN, ngăn chặn sự hình thành tăng trưởng tế bào tự do, từ đó giảm thiểu khả năng phát triển khối u trong cơ thể.
Mặc dù dưa muối mang lại một số lợi ích nhất định cho sức khỏe, nhưng nếu sử dụng không đúng cách thì dưa muối có thể trở thành nguy cơ gây hại cho sức khỏe của bạn.
Không ăn dưa muối khi còn màu xanh, có vị cay hăng
Trong các loại rau xanh nói chung đều chứa muối nitrat. Khi muối dưa, lượng nitrat này bị vi khuẩn trong môi trường tác động tạo phản ứng oxy hóa chuyển thành nitrit. Khi chúng ta ăn vào, lượng axit trong dạ dày sẽ tạo điều kiện cho chất nitrit tác động đến axit amin trong món ăn như thịt, cá, tôm… tạo thành hợp chất nitrosamine- 1 – chất có khả năng gây ngộ độc hoặc ung thư.
Lượng nitrat trong dưa muối chỉ cao khi dưa muối còn xanh, muối xổi hoặc khi dưa bị quá chua, đổi màu thâm đen, nhớt, biến mùi… Vì vậy, chúng ta chỉ nên ăn dưa khi đã ngả sang màu vàng tươi, chua vừa, giòn và có mùi thơm.
Ăn dưa muối như nào cho đúng? Đồ họa: VA
Không ăn quá nhiều một lần hoặc ăn thường xuyên
Các chuyên gia khuyến cáo, mỗi ngày mỗi người chỉ nên ăn khoảng 50g dưa muối và ăn 2 – 3 lần trong tuần và chỉ nên ăn dặm cùng nhiều món ăn khác trong một bữa ăn. Không nên lấy dưa muối làm món ăn chính.
Người có t.iền sử bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh thận, viêm loét dạ dày không nên ăn, vì lượng muối cao trong món ăn này có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn.
Đảm bảo vệ sinh khi sử dụng
Bạn nên dùng muỗng đũa sạch để gắp dưa, đậy kín lọ và nên bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh.
Trước khi ăn, bạn nên rửa dưa muối lại nhiều lần với nước sạch, vắt sạch dưa để giảm độ mặn và độ chua của dưa muối. Dưa muối còn thừa sau khi ăn không cho lại vào lọ vì dễ làm hỏng dưa có sẵn trong lọ.