Ngộ độc thực phẩm là tình trạng bệnh lý xảy ra sau khi ăn hoặc uống phải các loại thực phẩm bị nhiễm độc.
Trong dịp Tết, nguy cơ ngộ độc thực phẩm càng cao do các gia đình thường tích trữ lượng lớn các loại thực phẩm để sử dụng dần trong các ngày Tết. Tuy nhiên nếu không biết lựa chọn và bảo quản đúng cách, thực phẩm để lâu dễ bị nấm mốc, ôi thiu, gây ngộ độc nếu ăn phải.
Các biện pháp lựa chọn thực phẩm an toàn
Chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng: Khi mua thịt lợn hoặc thịt bò nên chọn khối thịt rắn chắc, có độ đàn hồi, ấn tay vào thấy thịt mềm, có độ dính, màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, không có mùi lạ, mùi ôi thiu. Đặc biệt nên chọn mua ở các cửa hàng uy tín và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Đối với cá, tốt nhất là chọn cá còn đang quẫy nước. Nếu cá c.hết, cần chọn cá còn nhớt bóng, mắt cá trong, vảy cá không bị rời, mang cá hồng, ấn ngón tay vào thịt cá không để lại vết lõm.
Nên chọn những loại rau củ lành lặn, không bị dập nát hoặc đổi màu. Hãy chọn loại rau củ phần cuống còn tươi xanh, không bị thâm, nhũn. Với những loại củ quả cần gọt vỏ như củ cải, bầu, bí… thường được đ.ánh giá là an toàn hơn so với rau ăn lá.
Cần chú ý thật kỹ màu của các loại rau xanh, không phải tất cả những loại rau xanh non mơn mởn đều là rau sạch. Bởi có nhiều loại bị phun thuốc kích thích, thân to mập mạp, cọng non xanh mướt; tuy nhiên, chỉ để trong ngày là chúng sẽ nẫu.
Thậm chí, có nhiều loại rau củ để nhiều ngày mà vẫn giữ được màu sắc ban đầu. Chính vì vậy, cách chọn rau củ quả sạch tươi ngon là tránh mua loại rau, củ quả đẹp, to, phổng phao bất thường, mùa nào thức nấy, không nên chọn rau và hoa quả trái mùa.
Nếu chọn các loại trái cây, chỉ nên chọn loại có kích thước vừa phải hoặc nhỏ hơn bình thường. Thực phẩm chế biến sẵn nên mua ở những cửa hàng có uy tín, đồ hộp nên mua đồ có hạn sử dụng còn dài, ghi rõ nhà sản xuất, nước sản xuất, vỏ không móp méo, không phồng, không rỉ sét.
Ăn chín uống sôi: Thức ăn phải được sơ chế kỹ càng trước khi chế biến. Các loại thịt nên được xát muối cho sạch lớp bên ngoài, trần nước sôi khử mùi hôi và vi khuẩn. Vệ sinh sạch sẽ và tiệt trùng bằng nước sôi các dụng cụ chế biến như dao, kéo, thớt…
Các loại rau phải rửa kỹ nhiều lần dưới vòi nước chảy, ngâm nước muối pha loãng khoảng 20-30 phút, hạn chế ăn sống. Khi chế biến phải lưu ý không để thức ăn sống lẫn với thức ăn chín, không dùng chung dụng cụ (dao, thớt…) cho thức ăn sống và chín.
Nên để thực phẩm trong các hộp riêng và đậy kín trước khi cho vào tủ lạnh.
Bảo quản thực phẩm đúng cách: Thức ăn sau khi nấu nên ăn ngay, không để quá 2 tiếng. Nếu để lâu hơn, nên bảo quản thức ăn trong tủ lạnh bằng các hộp, hoặc giấy nilon bảo quản, khi ăn phải hâm kỹ lại. Tránh để thức ăn quá lâu trong tủ lạnh, ngay cả với thức ăn chín.
Thực phẩm phải bảo quản với nhiệt độ phù hợp. Thịt, cá tươi nên rửa sạch cất vào ngăn đông, chia thành nhiều phần đủ cho một bữa ăn, tránh tình trạng lấy thực phẩm ra rã đông rồi cất trở lại. Các loại rau củ tươi để vào ngăn đựng rau củ, bọc kín thành các túi riêng.
Tủ lạnh là nơi bảo quản thức ăn, vì vậy cần phải vệ sinh thường xuyên. Tránh để tồn đọng quá nhiều thức ăn trong tủ lạnh, gây quá tải khiến nhiệt độ lạnh không đảm bảo, thức ăn dễ bị hư hỏng. Ngoài ra, trước và sau khi chế biến cần lau dọn sạch sẽ khu vực chế biến thức ăn, bếp nấu, rửa tay sạch trước khi nấu ăn.
Sơ cấp cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
Ngày Tết, do sinh hoạt thất thường nên các bệnh lý về đường tiêu hóa rất dễ xảy ra. Các biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm nhẹ là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chướng bụng, nặng hơn có đau bụng quằn quại, nhức đầu, có thể sốt hoặc không… xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí 1 ngày sau khi ăn.
Trường hợp nặng người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê. Khi thấy các biểu hiện trên cần tiến hành sơ cứu ngay. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có thể gây nôn để tống thức ăn bị nhiễm độc ra ngoài bằng cách cho người bệnh uống nhiều nước và móc họng.
Sau khi gây nôn thì cho người bệnh nằm nghỉ, có thể dùng, men tiêu hóa, uống nước điện giải pha nước để bù lại lượng nước đã mất cho bệnh nhân. Trường hợp nặng nên đi khám để điều trị. Không nên gây nôn đối với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ vì dễ bị hít sặc.
Trong trường hợp này, cần cho bệnh nhân nằm đầu thấp, nghiêng về một bên để tránh bị hít sặc và chuyển bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhất. Nếu bệnh nhân ngưng tim, ngưng thở cần cấp cứu tức thời bằng cách hà hơi thổi ngạt và ép tim. Sau đó, cần nhanh chóng gọi cấp cứu 115 và đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được xử lý tiếp.
Khắc phục sự cố ngộ độc thực phẩm đúng cách, hiệu quả nhanh
Chăm sóc, phục hồi sau ngộ độc thực phẩm đúng cách là điều vô cùng quan trọng đối với người bị ngộ độc thực phẩm.
Chăm sóc, phục hồi người bệnh đúng cách giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng ngộ độc thực phẩm và hỗ trợ bệnh nhân bình phục hiệu quả hơn.
Ngộ độc thực phẩm là hậu quả của việc sử dụng các loại thực phẩm chứa các vi sinh vật hoặc các chất gây hại đối với cơ thể. Ngộ độc thực phẩm có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau từ nhẹ cho đến nặng, thậm chí đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Nên mặc dù phần lớn người bị ngộ độc thực phẩm đều có thể điều trị tại nhà thì cũng có không ít các trường hợp mà bệnh nhân sẽ cần đến sự chăm sóc đặc biệt từ nhân viên y tế.
Vì thế, việc nắm được cách chăm sóc, phục hồi sau ngộ độc thực phẩm đúng cách sẽ giúp quá trình bình phục của bệnh nhân diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn và an toàn hơn.
1. Phục hồi sau ngộ độc thực phẩm với chế độ ăn uống hợp lý
1.1. Giúp bệnh nhân ngộ độc thực phẩm bổ sung nước
Nếu bệnh nhân ngộ độc thực phẩm bị nôn mửa và tiêu chảy thì mất nước là hậu quả rất thường hay xảy ra. Để giúp bệnh nhân phục hồi sau ngộ độc thực phẩm nhanh hơn, bù nước và điện giải cho bệnh nhân là quan trọng hàng đầu, việc làm này sẽ giúp hồi phụ lại khối lượng nước mà cơ thể đã mất đi do các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm.
Người bệnh có thể được bù nước bằng cách uống nhiều nước hơn, sử dụng các loại nước hoa quả pha loãng, nước dừa, nước gạo rang hoặc, nước đường có pha muối (tỷ lệ 8 phần đường: 1 phần muối), nếu có thể được thì nên sử dụng dung dịch bù nước và điện giải Oresol. Ngoài ra, các loại thức ăn chứa nhiều nước như cháo loãng, súp,… cũng có khả năng cung cấp nước khá hiệu quả cho người bệnh.
Trong trường hợp các triệu chứng tiêu hóa khiến bệnh nhân không thể uống quá nhiều nước trong một lần, người bệnh nên uống nước với từng lượng nhỏ và nhiều lần, điều này sẽ giúp bệnh nhân dễ chịu hơn. Còn nếu như nôn mửa diễn ra quá trầm trọng khiến người bệnh hoàn toàn không thể ăn hay uống bất kỳ thứ gì thì bệnh nhân cần phải được đưa đến cơ sở y tế ngay lập tức.
Bồi phụ đủ nước giúp phục hồi sau ngộ độc thực phẩm hiệu quả hơn (Ảnh: Internet)
1.2. Cho bệnh nhân ăn lại với chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ăn uống ngay sau khi ngộ độc thực phẩm xảy ra là điều không nên làm, nó có khả năng khiến cho các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm trở nên nặng nề hơn. Do đó, chỉ nên bắt đầu cho người bệnh ăn lại khi mà các triệu chứng ngộ độc thực phẩm đã bắt đầu ổn định trở lại (thông thường sẽ cần khoảng vài tiếng kể từ khi ngộ độc thực phẩm xảy ra), điều này sẽ giúp bệnh nhân bớt bị khó chịu hơn và phục hồi sau ngộ độc thực phẩm nhanh chóng hơn.
Các loại thức ăn nên được sử dụng khi mới bắt đầu cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm là những loại thức ăn nhẹ, dễ tiêu hóa chuối, cháo, cơm, bánh mì nướng,…. Những loại thức ăn nhẹ này sẽ giúp bệnh nhân dễ tiêu hóa hơn, ít gây kích thích đường tiêu hóa và bớt gây khó chịu cho bệnh nhân.
Không nên ép người bệnh phải ăn một lượng lớn thức ăn trong một lần duy nhất, thay vào đó có thể chia nhỏ khẩu phần của bệnh nhân nếu việc ăn uống khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu nhiều.
Có thể bạn chưa biết Những loại thức ăn tốt cho người ngộ độc thực phẩm, tìm hiểu để lựa chọn thực phẩm tốt cho người bệnh.
1.3. Tránh sử dụng các loại thực phẩm gây tăng triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Trong quá trình chăm sóc, phục hồi sau ngộ độc thực phẩm thì bệnh nhân cũng cần tránh sử dụng một số loại thực phẩm có thể gây tăng các triệu chứng ngộ độc thực phẩm, chẳng hạn như:
– Sữa hoặc các sản phẩm từ sữa: Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, hệ tiêu hóa của bệnh nhân bị tổn thương và dẫn đến hệ quả là nó không thể dung nạp được đường lactose có trong sữa khi bệnh nhân sử dụng. Việc sử dụng sữa trong thời điểm này có thể khiến các triệu chứng ngộ độc thực phẩm trở nên nặng nề hơn, đặc biệt là tình trạng tiêu chảy của người bệnh. Chính vì thế, trong vài ngày đầu phục hồi sau ngộ độc thực phẩm thì người bệnh được khuyên không nên dùng sữa hoặc các sản phẩm từ sữa.
– Các loại thực phẩm dễ gây buồn nôn: Những triệu chứng ngộ độc thực phẩm như nôn mửa ở có thể tăng lên khi bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm dễ gây nôn hoặc buồn nôn, tiêu biểu là các loại thức uống có chứa gas rất dễ gây ợ và kích thích gây nôn.
– Những loại thực phẩm khó tiêu hóa: Các loại thực phẩm khó tiêu hóa (thực phẩm giàu chất xơ hoặc chứa nhiều chất béo) cũng là điều cần tránh khi chăm sóc sau ngộ độc thực phẩm, sử dụng các loại thực phẩm này có thể gây tăng áp lực lên hệ tiêu hóa còn yếu của bệnh nhân và khiến bệnh nhân khó chịu nhiều hơn.
– Các chất kích thích như cafe và rượu: Cafe và rượu là những loại thức uống có khả năng khiến các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm tăng lên, dễ gây nôn ói hơn và dễ gây mất nước do khiến bệnh nhân tăng đi tiểu.
Không nên sử dụng rượu, bia khi bị ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)
2. Áp dụng một số biện pháp khắc phục triệu chứng ngộ độc thực phẩm
Những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm có thể khiến bệnh nhân cảm thấy rất khó chịu và đôi khi là cảm thấy lo lắng quá mức của bệnh nhân. Do đó, việc vận dụng hợp lý một số các biện pháp khắc phục các triệu chứng ngộ độc thực phẩm trong chăm sóc sau ngộ độc thực phẩm có thể khiến bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn và các triệu chứng ngộ độc được giảm nhẹ đáng kể.
– Uống nước lúa mạch, nước gạo: Nước lúa mạch hoặc nước gạo nên được bệnh nhân sử dụng nhiều hơn khi phục hồi sau ngộ độc thực phẩm, nó vừa giúp bổ sung lại lượng nước mà cơ thể bệnh nhân đã mất do nôn mửa, nhưng cũng vừa có khả năng khiến dạ dày của bệnh nhân dịu lại và giúp tiêu hóa diễn ra dễ dàng hơn.
– Sử dụng men vi sinh: Men vi sinh có thể giúp bệnh nhân nhanh chóng cân bằng lại hệ vi khuẩn đường ruột đã bị tổn thương do ngộ độc thực phẩm. Do đó, để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau ngộ độc thực phẩm thì bệnh nhân có thể sử dụng men vi sinh để bổ sung thêm các lợi khuẩn cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân là người có hệ miễn dịch bị suy giảm (do bẩm sinh, do dùng thuốc hay do mắc phải) thì việc sử dụng men vi sinh lại có thể gây hại, do đó không nên tự ý sử dụng men vi sinh mà cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ trước khi dùng.
– Sử dụng giấm táo: Dùng một ít giấm táo pha với nước hoặc nhấm nháp trực tiếp giấm táo có thể giúp ích cho quá trình phục hồi sau ngộ độc thực phẩm. Đặc tính kháng khuẩn nhẹ của giấm táo giúp hỗ trợ t.iêu d.iệt các loại vi sinh vật gây ngộ độc thực phẩm.
– Các loại thảo mộc từ thiên nhiên: Một số các loại thảo mộc từ thiên nhiên như húng quế, mật ong, gừng,… với khả năng kháng khuẩn hoặc giảm nhẹ triệu chứng ngộ độc thực phẩm sẽ giúp hồi phục sau ngộ độc thực phẩm diễn ra hiệu quả hơn và giảm bớt các triệu chứng khó chịu cho bệnh
Mật ong và gừng có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)
3. Để cơ thể được nghỉ ngơi nhiều hơn
Sau khi ngộ độc thực phẩm xảy ra, bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi và cơ thể dường như không còn sức lực. Do đó, một chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn là điều cần thiết đối với phục hồi sau ngộ độc thực phẩm.
– Người bệnh nên ngủ nhiều hơn trong ngày, ít nhất nên đảm bảo thời gian ngủ khoảng 8h/ngày. Ngủ nhiều giúp bệnh nhân giảm hoạt động, ít gây mệt mỏi hơn và cũng là khoảng thời gian để cơ thể bệnh nhân khôi phục sau ngộ độc thực phẩm.
– Tạm thời tránh làm việc quá sức: Việc làm việc hoặc vận động quá mức sau khi ngộ độc thực phẩm là điều cần tránh. Sự mệt mỏi khiến bệnh nhân làm việc và hoạt động không hiệu quả, đồng thời nó còn có thể dễ gây chấn thương nếu bệnh nhân phải làm các công việc có độ nguy hiểm cao. Do đó, bệnh nhân nên được nghỉ ngơi hoàn toàn trong vài ngày trước khi quay lại làm việc, khi mà ngộ độc thực phẩm đã được kiểm soát tốt.
Nên nghỉ ngơi nhiều trong quá trình phục hồi sau ngộ độc thực phẩm (Ảnh: Internet)
4. Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm cần sử dụng thuốc đúng cách
Trong trường hợp bệnh nhân ngộ độc thực phẩm ngoài các biểu hiện như đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa,… còn xuất hiện thêm biểu hiện sốt, đau đầu thì người bệnh có thể được cho sử dụng các loại thuốc hạ sốt, chẳng hạn như paracetamol, ibuprofen,… Sau khi dùng thuốc hạ sốt, bệnh nhân nên được đưa đến bệnh viện để thăm khám điều trị do đây là biểu hiện của tình trạng nhiễm khuẩn đang xảy ra.
Cần lưu ý rằng, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau để điều trị đau bụng khi nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm tại nhà mà chưa có chẩn đoán xác định từ bác sĩ. Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau có thể làm che lấp triệu chứng và gây khó khăn cho việc phân biệt ngộ độc thực phẩm với các bệnh lý cấp cứu tại bụng khác.
Ngoài ra, các loại thuốc trị tiêu chảy mặc dù có thể khiến các triệu chứng ngộ độc thực phẩm giảm nhẹ nhưng nó không giúp bệnh nhân phục hồi sau ngộ độc thực phẩm nhanh hơn. Ngược lại, các loại thuốc trị tiêu chảy ngăn cản phản ứng làm sạch tự nhiên của cơ thể, khiến các chất gây ngộ độc tồn lưu ở đường tiêu hóa lâu hơn và có thể gây ngộ độc nặng hơn. Do đó, không nên tự ý sử dụng thuốc trị tiêu chảy cho bệnh nhân ngộ độc thực phẩm.
Không nên tự ý sử dụng thuốc khi bị ngộ độc thực phẩm nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ (Ảnh: internet)
Trên đây là một số hướng dẫn về cách chăm sóc, giúp bệnh nhân phục hồi sau ngộ độc thực phẩm hiệu quả mà bệnh nhân và người nhà nên áp dụng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về chăm sóc, phục hồi bệnh nhân sau ngộ độc thực phẩm hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được giải đáp chính xác và đầy đủ nhất.