Duy trì khả năng miễn dịch của chúng ta là một trong những ưu tiên hàng đầu kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Một quả xoài cỡ trung bình có khoảng 122,3 mg vitamin C – SHUTTERSTOCK
Trong khi ăn uống lành mạnh và tập thể dục là cách tốt nhất và bền vững nhất để giữ cho bản thân luôn khỏe mạnh, các chất bổ sung như vitamin C cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng cường miễn dịch. Mặc dù có rất nhiều chất bổ sung có sẵn trên thị trường, nhưng tốt nhất bạn nên lấy chất dinh dưỡng từ thực phẩm hằng ngày của mình.
Nói về vitamin C, thực phẩm đầu tiên xuất hiện trong tâm trí chúng ta là cam. Không nghi ngờ gì nữa, cam rất giàu vitamin C, nhưng có nhiều thực phẩm hằng ngày khác chứa nhiều vitamin C hơn cam.
Dưới đây là danh sách 7 loại thực phẩm có nhiều vitamin C hơn một quả cam.
Một quả cam cỡ trung bình cung cấp cho bạn 69,7 mg vitamin C, theo Times of India.
1. Đu đủ
Các nghiên cứu cho thấy ăn đu đủ có thể cải thiện tiêu hóa của bạn, làm sáng da, thông xoang và tăng cường xương. Một cốc đu đủ có 88,3 mg vitamin C.
2. Dâu tây
Dâu tây giàu vitamin C – SHUTTERSTOK
Một cốc dâu tây có khoảng 87,4 mg vitamin C. Không chỉ vậy, dâu tây cung cấp cho bạn lượng folate và các hợp chất khác giúp tăng cường sức khỏe tim mạch.
3. Súp lơ
Dù nướng hay hấp, ăn một phần nhỏ súp lơ sẽ cung cấp cho bạn 127,7 mg vitamin C cùng với 5 g chất xơ và 5 g protein.
4. Dứa
Dứa có bromelain, một loại enzym tiêu hóa giúp p.hân h.ủy thức ăn và giảm đầy hơi. Bromelain hoạt động như một chất chống viêm tự nhiên giúp bạn phục hồi nhanh hơn sau một buổi tập luyện. Một khẩu phần dứa chứa 78,9 mg vitamin C.
5. Bông cải xanh
Bông cải xanh có đặc tính ngăn ngừa ung thư. Một khẩu phần rau họ cải này có 132 mg vitamin C và chất xơ.
6. Xoài
Xoài rất giàu vitamin A. Một quả xoài cỡ trung bình có khoảng 122,3 mg vitamin C.
7. Ớt chuông đỏ
Ớt chuông đỏ có hàm lượng calo thấp và giàu chất dinh dưỡng khác nhau. Điều này giúp cải thiện tâm trạng của bạn tốt hơn. 100 g ớt chuông đỏ chứa khoảng 127,7 mg vitamin C.
8. Cải Brussels
Cải Brussels nhỏ có đầy đủ các đặc tính chống ung thư. Chúng rất giàu chất dinh dưỡng thực vật và chất xơ. Một khẩu phần cải brussel có khoảng 74,8 mg vitamin C. Nếu không thích vị đắng, bạn có thể rang (nướng) cải Brussels một chút để tạo ra vị ngọt trong chúng, theo Times of India.
2 loại thực phẩm không nên anh kèm với quả dứa vì bị ngộ độc thực phẩm
Dứa vốn là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt và cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, có 2 loại thực phẩm cấm kị, tuyệt đối đừng nên ăn trước, trong và sau khi ăn dứa, nếu không sẽ bị ngộ độc.
Là loại quả có quanh năm, lại mang hương vị chua ngọt vô cùng hấp dẫn nên dứa được mọi người rất ưa chuộng sử dụng, bất kể là nấu nướng thành các món ăn trong bưa cơm gia đình hay ăn sống, ăn chơi như một loại trái cây. Nó không chỉ ngon mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi dứa cung cấp rất nhiều loại dưỡng chất khác nhau cho cơ thể con người.
Trong đó, phải kể đến 2 lợi ích chính của dứa dưới đây.
– Giảm béo, giảm cân:
Dứa rất giàu cellulose (chất xơ) giúp cho nhu động đường tiêu hóa của chúng ta tốt hơn, đồng thời có thể hấp thụ chất béo trong ruột. Ngoài ra, nước dứa còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo hiệu quả, vì vậy ăn thường xuyên có thể có tác dụng giảm cân. Tuy nhiên, nên lưu ý rằng không nên ăn dứa lúc đói, điều này có thể ảnh hưởng lớn hơn đến ruột và dạ dày do hàm lượng axit lớn bên trong nó.
– Nâng cao khả năng miễn dịch:
Vào mùa này, ban ngày nhiệt độ sẽ cao hơn nhưng ban đêm nhiệt độ sẽ giảm xuống rất nhiều, vì vậy bạn phải chú ý giữ ấm cơ thể để tránh một số bệnh cảm gió do chênh lệch nhiệt độ quá nhiều. Mọi người đều cần nâng cao khả năng miễn dịch, khi khả năng miễn dịch được cải thiện, thể chất sẽ tự nhiên tăng lên.
Thực tế, nhiều chất dinh dưỡng có trong dứa có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch của chúng ta, vì vậy nó có thể giúp tránh được các bệnh cảm và sốt, nâng cao sức đề kháng của con người.
Dứa ăn tốt là vậy nhưng có 2 loại thực phẩm đại kị, tuyệt đối đừng nên ăn cùng với dứa.
1. Sữa
Theo TS. BS. Hoàng Minh Đức, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, một trong các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở con người xuất phát từ nguồn độc tố mà bản thân thực phẩm tạo ra. Độc tố có thể không đến từ chỉ 1 loại thực phẩm mà là sự cộng gộp của 2 loại thức ăn, nguồn gốc chính thường 1 bên là các thực phẩm rau củ quả có nhiều axit, chẳng hạn như axit malic, axit caprylic, thậm chí là axit ascorbic (vitamin C)… bên còn lại là thịt, trứng và cá, chứa nhiều protein.
Ở đây, dứa là loại thực phẩm thuộc nhóm rau củ quả chứa nhiều axit, mà cụ thể là vitamin C hay axit ascorbic. Trong khi đó, sữa lại là loại thực phẩm chứa nhiều protein. Nếu ăn riêng lẻ 2 món này thì rất bổ dưỡng nhưng ăn chung, lượng axit ascorbic và protein lớn trong chúng sẽ gặp nhau và phản ứng trong cơ thể, gây kích ứng dạ dày và ruột, tạo ra các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau bụng, tiêu chảy, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc thực phẩm nặng.
2. Xoài
Xoài cũng là một loại trái cây được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, cả xoài và dứa đều là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ăn một mình thì không sao nhưng ăn “2 mình” là có chuyện.
Khi ăn chúng cùng lúc, nguy cơ dị ứng của cơ thể tăng lên gấp đôi, điều này đặc biệt nghiêm trọng với những người dễ bị dị ứng càng phải tránh dùng. Một khi bị dị ứng thì bạn không chỉ bị nổi mụn nước, mẩn ngứa mà còn có thể bị ngộ độc thực phẩm.