Ông C. được chẩn đoán mắc xơ gan từ 8 năm về trước, đã chuyển sang giai đoạn nặng. Thấy cha hằng ngày bị những mũi tiêm h.ành h.ạ và tính mạng bị đặt vào vòng nguy hiểm, đứa con trai đã quyết định hiến lá gan để thực hiện ca mổ định mệnh ngày cuối năm.
Những ngày cuối năm Canh Tý 2020, trong một căn phòng chăm sóc đặc biệt tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (BV ĐHYD TPHCM), 2 cha con ông Nguyễn Đình C. (57 t.uổi) và anh Nguyễn Thiên T. (30 t.uổi) trải qua những giây phút rất đặc biệt.
Bởi lẽ, 2 cha con đang chuẩn bị bước vào cuộc phẫu thuật sinh tử.
Theo bệnh sử, ông C được chẩn đoán mắc xơ gan từ 8 năm về trước, đã chuyển sang giai đoạn nặng. Ông nhập viện trong tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản, xuất huyết tiêu hóa, liên tục ói ra m.áu, vàng da, sụt cân, cơ thể vô cùng mệt mỏi.
Hai cha con ông C. lạc quan nhưng cũng lo lắng trước ca mổ.
TS.BS. Trần Công Duy Long, Phó trưởng Khoa Ngoại Gan – Mật – Tuỵ BV ĐHYD cho biết, để giữ cho chức năng gan ổn định, người bệnh phải được truyền đạm liên tục mỗi ngày.
Bên cạnh đó, kết quả kiểm tra phát hiện những nốt và khối u mới trên nền xơ gan nặng. Với tình trạng này, người bệnh cần được thay hoặc ghép gan để loại bỏ lá gan cũ đã bị xơ nặng và những khối u mới xuất hiện, tránh các biến chứng gây đột tử.
Nhìn thấy cha ngày nào cũng phải chịu đựng những cơn đau khi mũi tiêm vào tay, anh C. cảm thấy rất đau lòng.
Nhất là khi đã cảm nhận trực tiếp lúc thực hiện các xét nghiệm xem gan mình có phù hợp với cha hay không.
Ngay khi bác sĩ báo kết quả khả quan, anh C. quyết tâm phải hiến gan để cùng cha thực hiện ca ghép gan càng sớm càng tốt.
Lo lắng, đó không chỉ là cảm xúc của 2 cha con ông C trước khi vào phòng mổ, mà còn là của tất các các bác sĩ.
Các bác sĩ tập trung hết mức trong cuộc mổ.
ThS.BS. Nguyễn Tất Nghiêm, Phó Trưởng khoa Gây mê hồi sức cho biết, xuyên suốt quá trình trước, trong và sau mổ, toàn bộ các đội nhóm đã phối hợp rất chặt chẽ để việc phẫu thuật diễn ra thuận lợi, đặc biệt là giai đoạn tưới m.áu cho mảnh ghép.
Khi quá trình chuẩn bị cho giai đoạn nối ghép các mạch m.áu được hoàn tất, các bác sĩ phẫu thuật chuẩn bị mở các mạch m.áu để m.áu đi vào trong các mảnh ghép mới.
Ca ghép gan sau đó thực hiện thành công.
Sau hơn 12 tiếng đồng hồ, nửa lá gan của anh T. được lấy ra, tạo hình rồi ghép vào cho ông C.
Khoảnh khắc tái tưới m.áu cho lá gan mới sau đó cũng đến trong sự vỡ òa vui mừng của các y bác sĩ.
Qua quá trình điều trị theo dõi, chống thải ghép, ông C. xuất viện trong tình trạng sức khỏe ổn định.
Hậu phẫu, sức khỏe 2 cha con hồi phục tốt.
Theo các bác sĩ từ năm 2018 đến nay, BV ĐHYD đã thực hiện thành công 16 ca ghép gan. Đặc biệt là từ ca ghép thứ 10 do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, BV đã nỗ lực cứu sống người bệnh, tự thực hiện kỹ thuật phức tạp này mà không có sự hỗ trợ trực tiếp từ chuyên gia nước ngoài.
Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sau ghép tạng.
Bên cạnh việc đảm bảo an toàn trong suốt cuộc ghép tạng, quá trình chăm sóc sau ghép cũng được đặc biệt chú trọng, giúp người bệnh thích nghi tốt với bộ phận cơ thể mới, hồi phục tốt và tái hòa nhập với cộng đồng.
Cứ như vậy đã hơn 2 năm qua, 25 ca ghép tạng đã được BV ĐHYD TPHCM hiện thành công, viết nên những câu chuyện “hồi sinh” đầy ý nghĩa.
11 ca ghép gan là 11 câu chuyện cảm động và đầy tính nhân văn
Trong suốt hành trình 2 năm vừa qua, 11 ca ghép gan là 11 câu chuyện cảm động và đầy tính nhân văn từ người hiến và người nhận gan tại BV ĐHYD TPHCM. Những tấm lòng cao cả của người hiến cùng nỗ lực của các y bác sĩ đã giúp giành lại sự sống cho nhiều người bệnh xơ gan, ung thư gan.
11 ca ghép là 11 câu chuyện cảm động và đầy tính nhân văn
2 năm kể từ ca ghép gan đầu tiên vào ngày 16/06/2018,đến nay Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM (BV ĐHYD TPHCM) đã thực hiện thành công 11 trường hợp. Đặc biệt, với 2 trường hợp gần nhất, Bệnh viện đã thực hiện mà không có sự hỗ trợ từ chuyên gia nước ngoài. Đây là một dấu mốc quan trọng cho quá trình nỗ lực nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ BV ĐHYD TPHCM trong lĩnh vực ghép gan.
Với việc thực hiện thành công ca ghép thứ 10 và 11 (từ người c.hết não và người cho sống), BV ĐHYD TPHCM đã trở thành một trong những bệnh viện đầu tiên của phía Nam có thể tự thực hiện kỹ thuật ghép gan, góp phần mang lại cơ hội sống, chất lượng sống ngày càng cao cho người bệnh xơ gan, ung thư gan cũng như giúp người dân thụ hưởng một phương pháp điều trị hiện đại, hiệu quả.
Bệnh viện Asan Hàn Quốc đào tạo chuyển giao kỹ thuật ghép gan cho BV ĐHYD TPHCM
” Chẳng lời nào có thể diễn tả hết cảm xúc của tôi lúc này. Tôi muốn gửi lời cảm ơn người phụ nữ đã hiến gan, cảm ơn các y bác sĩ đã hồi sinh sự sống cho tôi, cảm ơn gia đình đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình điều trị. Đó là một điều kỳ diệu, một sự may mắn quá lớn. Từ nay trở về sau, tôi đã có thể sống khỏe mạnh như người bình thường, có thể báo hiếu cho cha mẹ, cùng vợ mình chăm sóc 2 đứa con thơ. Đối với tôi chẳng có niềm hạnh phúc nào lớn hơn thế. Bất ngờ được nhận một món quà quá lớn, tôi cũng sẽ cho đi những điều mình có thể, sống ngày một có ích hơn cho gia đình và xã hội”. Đó là chia sẻ đầy xúc động của anh H.V.L. (37 t.uổi, ngụ tại TPHCM) – ca ghép gan thứ 10 tại BV ĐHYD TPHCM.
May mắn được nhận trọn vẹn lá gan từ một người c.hết não tại Hà Nội. Với sự nỗ lực của các y bác sĩ, anh L. được thực hiện ghép gan ngay trong đêm lá gan được chuyển đến BV ĐHYD TPHCM. Sau phẫu thuật, sức khỏe anh L. hồi phục thần kỳ. Chỉ 5 ngày sau, anh đã được chuyển từ phòng Hồi sức sau ghép đến Khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy BV ĐHYD TPHCM để tiếp tục theo dõi. Tại đây, mọi hoạt động sinh hoạt của anh L. nhanh chóng trở lại bình thường. Và chỉ 2 tuần sau đó, anh L. đã có thể xuất viện trở về với gia đình.
Gia đình bà H
Bà H.T.P. (61 t.uổi, ngụ tại TPHCM) dành cái nắm tay thật chặt cho con trai út của mình tại Phòng Hồi sức sau ghép: ” Tôi rất vui, rất tự hào vì có những người con hiếu thảo. Trong suốt quá trình điều trị, các con luôn ở bên cạnh động viên tôi chiến thắng bệnh tật. Và may mắn thay, con trai út đã có thể hiến gan và giúp tôi khỏe mạnh trở lại…“. Bà P. là trường hợp ghép gan thứ 11 tại BV ĐHYD TPHCM. Bà có t.iền sử viêm gan C dẫn đến xơ gan giai đoạn nặng. Một tháng trở lại đây, bà P. có vài lần rơi vào hôn mê, tình trạng n.hiễm t.rùng, rối loạn trong m.áu tăng và nguy cơ xuất huyết não dẫn đến t.ử v.ong.
Các bác sĩ đ.ánh giá, nếu không được ghép gan kịp thời, tỉ lệ t.ử v.ong trong vòng 3 tháng có thể lên đến 50%. Với tình huống cấp bách như trên, ghép gan là phương pháp tốt nhất để bà có thể sống khỏe mạnh. Bằng sự hiếu kính dành cho mẹ của mình, cả 3 người con của bà P. đều mong muốn được hiến gan, nhưng chỉ người con út là anh T.H.N. (28 t.uổi, ngụ tại TPHCM) phù hợp với các tiêu chuẩn về y học.
Những ca ghép gan thành công tại BV ĐHY Dược TP.HCM
TS BS. Trần Công Duy Long – Phó Trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tụy BV ĐHYD TPHCM chia sẻ, ghép gan là biện pháp triệt để cho các trường hợp người bệnh bị xơ gan, ung thư gan giai đoạn sớm và chức năng gan kém. Ghép gan giúp người bệnh có chất lượng sống tốt hơn. Đối với người hiến, sau khi hiến gan, các tế bào gan có thể tái tạo, phục hồi để đảm bảo chức năng hoạt động của gan giống với người bình thường.
” Bệnh viện đã tiến hành đào tạo hơn 30 nhân sự bao gồm bác sĩ chuyên khoa, điều dưỡng, phẫu thuật viên, chuyên viên chẩn đoán hình ảnh, chuyên viên gây mê – hồi sức… Trong suốt quá trình thực hiện đề án, Bệnh viện còn liên tục tổ chức và tham gia các Hội nghị, Hội thảo về lĩnh vực Gan mật tụy nói chung và ghép tạng nói riêng, với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế từ Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ… nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ ghép tạng. Với sự hỗ trợ và chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Asan Hàn Quốc, Bệnh viện đã thực hiện thành công 9 ca ghép gan. Sau đó, trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19, Bệnh viện đã có thể thực hiện kỹ thuật phức tạp này với minh chứng rõ nét nhất là sự thành công của 2 ca ghép số 10 và 11, mang lại lợi ích thiết thực về sức khỏe, kinh tế cho người bệnh và người nhà người bệnh”. GS TS BS. Trương Quang Bình – Phó Giám đốc BV ĐHYD TPHCM cho hay.
Để thực hiện ghép gan thành công đòi hỏi phải có nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm và thực hiện được các kỹ thuật phức tạp, mỗi cặp ghép đều khác nhau về chỉ định, bệnh lý và bệnh nền của người bệnh cũng rất khác nhau.
PGS TS BS. Nguyễn Hoàng Bắc – Giám đốc BV ĐHYD TPHCM chia sẻ: ” Để thực hiện ghép gan thành công đòi hỏi phải có nhiều kiến thức, nhiều kinh nghiệm và thực hiện được các kỹ thuật phức tạp, moi cap ghep đều khac nhau ve chi đinh, benh ly va benh nen cua người bệnh cung rat khac nhau. Thanh cong hom nay la niem vui va hanh phuc cua đội ngũ y bác sĩ BV ĐHYD TPHCM nhưng cũng là động lực để chúng tôi nỗ lực, hoc hoi khong ngung. Thời gian tới, Bệnh viện sẽ tiep tuc moi cac chuyen gia tu Han Quoc, My và cac Trung tam ghep gan co uy tin tren the gioi đen hỗ trợ, giúp Bệnh viện thuc hien cac ca ghep an toan hon cho người bệnh, đồng thời trien khai nhieu ky thuat ghep khac nhau, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh.