Ngày Tết: Người thừa cân, mặc bệnh gút, tăng huyết áp cần hạn chế những thực phẩm nào ?

Ăn quá nhiều thịt cá, thực phẩm chế biến sẵn, sử dụng nhiều đồ ngọt bánh kẹo và nước ngọt, uống nhiều rượu bia, ăn ít rau trong ngày Tết sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đặc biệt với những người mắc bệnh mãn tính như: bệnh gút, tăng huyết áp, thừa cân và béo phì.

Nhiều người còn quan niệm là “ăn cỗ” thì trên mâm phải có nhiều món ăn, nhiều thịt cá và ít rau xanh, do vậy mức tiêu thụ thịt cá tăng lên nhiều hơn so với bữa ăn hàng ngày dẫn đến mất cân đối trong khẩu phần ăn.

Theo Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Văn Tiến/Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng, chế độ ăn này rất nguy hại đối với sức khỏe, đặc biệt những người mắc bệnh mãn tính như: bệnh gút, tăng huyết áp, thừa cân và béo phì.

Chính vì vậy, ngày Tết chúng ta nên cân đối dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn, đặc biệt đối với những người mắc bệnh mãn tính trên. Trong đó, cần lưu ý:

K hông nên ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ

Người thừa cân béo phì không nên ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ, ưu tiên ăn cá, thịt gia cầm. Những đối tượng này nên ăn thịt vừa phải, khuyến khích ăn cá và đậu.

Ngày Tết: Người thừa cân, mặc bệnh gút, tăng huyết áp cần hạn chế những thực phẩm nào ? - Hình 1

Ảnh minh hoạ.

Hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn

Món ăn ngày Tết thường nguội lạnh do sử dụng các những thực phẩm chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, giò xào, nem chua, bánh chưng, bánh tét, canh măng,… Đồng thời, dùng nhiều đồ ngọt như: bánh, mứt, kẹo, nước ngọt và rượu bia.

Vì vậy, giải pháp để có bữa ăn ngon và đảm bảo dinh dưỡng ngày Tết là hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn, món ăn chế biến nóng, thay đổi món ăn và cách chế biến, hạn chế đồ ăn ngọt, hạn chế rượu bia, ăn mặn hạn chế.

Uống rượu bia ở mức vừa phải

Uống rượu bia nhiều không tốt đối với những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thừa cân và béo phì. Chính vì vậy, cần hạn chế rượu bia, có thể uống nước chè xanh, vì chè là một thức uống rất có giá trị do cung cấp nhiều loại flavonoid chống oxy hóa, fluor và nhiều vitamin.

Ngày Tết: Người thừa cân, mặc bệnh gút, tăng huyết áp cần hạn chế những thực phẩm nào ? - Hình 2

Ảnh minh hoạ.

Tăng cường các món luộc, hấp trong bữa ăn

Ngày Tết thường dùng nhiều món ăn chiên rán, nhiều mỡ, ít ăn luộc, những món ăn này làm làm cho đầy bụng, khó tiêu, ăn mất cảm giác ngon vì vậy cần tăng cường ăn các món luộc hấp, giảm tiêu thụ dầu mỡ trong bữa ăn.

Ngày Tết: Người thừa cân, mặc bệnh gút, tăng huyết áp cần hạn chế những thực phẩm nào ? - Hình 3

Ảnh minh hoạ.

Ăn nhiều rau xanh và quả chín

Cần hết sức coi trọng vai trò của rau xanh và quả chín trong chế độ ăn hàng ngày. Đặc biệt, đối với người thừa cân và béo phì cần tăng cường ăn rau quả, giảm lượng đường bột, chất béo, nên sử dụng đủ rau, quả hàng ngày với lượng trên 400 – 600g/ người/ngày.

Ngày Tết: Người thừa cân, mặc bệnh gút, tăng huyết áp cần hạn chế những thực phẩm nào ? - Hình 4

Ảnh minh hoạ.

Vai trò của rau xanh và quả chín là nguồn cung cấp các vitamin, chất khoáng và chất xơ (hòa tan và không hòa tan) đã được khẳng định. Đồng thời các chất sinh học quan trọng khác của rau quả, đó là các carotenoid, bioflavonoid có vai trò là các chất chống oxy hóa và phòng ngừa nhiều loại ung thư.

Ngoài ra, chất xơ không hòa tan có tác dụng tạo ra thể tích khối chất thải lớn, nhào trộn với thể tích khối chất thải nhỏ (thịt, cá,…) đẩy ra ngoài, chống táo bón và làm sạch đường tiêu hóa.

Để ngày Tết thực sự có ý nghĩa thì mỗi chúng ta cần duy trì cân nặng ở mức vừa phải, đặc biệt cần kiểm soát cân nặng với người thừa cân/béo phì thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý phối hợp với nếp sống lành mạnh, năng động, hoạt động thể lực đều đặn, vừa sức.

Đối với người thừa cân béo phì, khuyến khích một tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất béo động vật và thực vật. Đồng thời, tránh dùng các thực phẩm nhiều chất béo, nhiều cholesterol như: thịt mỡ, bơ, format, não, nội tạng động vật, các món xào rán…Các thực phẩm này tiêu thụ vừa phải.

Lưu ý, nhóm bột đường nên sử dụng bánh mì đen, ngũ cốc nguyên hạt, khoai củ. Bữa ăn cần đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng từ rau xanh quả chín, rau xanh ăn khoảng 400g/ngày, hoa quả chín từ 100-200g/ngày. Xây dựng thói quen ăn giảm mặn, ăn uống điều độ đúng theo nhu cầu. Không ăn bánh ngọt, kẹo, đồ uống nước ngọt, có ga và không lạm dụng rượu, bia.

Thức ăn nhanh có hại cho sức khoẻ ra sao?

Thức ăn nhanh là thực phẩm mà mọi người mong muốn tiêu thụ nhanh chóng, tại chỗ, có giá rẻ, và tiện lợi. Tuy nhiên, đã có rất nhiều bằng chứng được nghiên cứu cho thấy những tác động tiêu cực khác nhau đối với sức khỏe của việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh.

Thức ăn nhanh có hại cho sức khoẻ ra sao? - Hình 1

Ảnh AFP.

Thức ăn nhanh hay còn gọi là Fastfood, là tên gọi chung của các loại đồ ăn được chế biến tại chỗ với các thành phần được làm nóng trước hoặc đã được nấu từ trước và phục vụ theo hình thức gói mang đi.

Những thực phẩm này thường có hàm lượng calo cao nhưng ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Khi thức ăn nhanh thường xuyên thay thế thức ăn bổ dưỡng trong chế độ ăn uống, nó có thể dẫn đến tình trạng kém dinh dưỡng, sức khỏe kém và tăng cân.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Hầu hết thức ăn nhanh chứa nhiều carbohydrate và có ít hoặc không có chất xơ. Chế độ ăn ít chất xơ có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh tiêu hóa như táo bón và bệnh viêm ruột thừa, cũng như giảm vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh.

Nếu tiêu thụ thức ăn nhanh thường xuyên sẽ dẫn đến lượng đường trong m.áu tăng trở lại. Theo thời gian, những đợt tăng đột biến insulin có thể khiến làm tăng nguy cơ kháng insulin, gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2 và tăng cân.

Tác hại của muối

Thức ăn nhanh thường nhiều muối (natri), do đó khi tiêu thụ natri nhiều có thể dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng hoặc sưng phù. Chế độ ăn nhiều natri cũng nguy hiểm đối với những người mắc bệnh huyết áp, bởi natri làm tăng huyết áp và gây tăng áp lực cho hệ thống tim mạch của bạn.

Ảnh hưởng đến hệ hô hấp

Lượng calo dư thừa từ bữa ăn nhanh có thể gây tăng cân dẫn đến thừa cân, béo phì. Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh về đường hô hấp, bao gồm hô hấp và khó thở.

Thức ăn nhanh có hại cho sức khoẻ ra sao? - Hình 2

Ảnh minh hoạ. Ảnh AFP

Ảnh hưởng đến hệ tim mạch

Cơ quan giám sát và đ.ánh giá chất lượng thực phẩm, dược phẩm tại Mỹ (Food and Drug Administration (FDA) cho rằng một chế độ ăn nhiều muối thường gây tăng huyết áp ở những bệnh nhân cao huyết áp, có nghĩa là một người có nhiều khả năng bị cơn đau tim, đột quỵ, bệnh thận, hoặc bệnh tim.

Ảnh hưởng đến da

Ngoài ra, tiêu thụ đồ ăn nhanh nhiều carbs sẽ khiến dẫn đến lượng đường trong m.áu tăng, đây là nguyên nhân có thể gây ra mụn trứng cá, cũng có nhiều khả năng mắc bệnh chàm.

Ảnh hưởng đến hệ xương

Lượng carbs và đường trong thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn có thể làm tăng axit trong miệng làm hỏng men răng, tạo điều kiện vi khuẩn có thể bám vào và gây sâu răng. Thừa cân, béo phì cũng có thể dẫn đến các biến chứng với mật độ xương và khối lượng cơ.

Nguy cơ gây bệnh thận

Lượng natri dư thừa cũng có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và bệnh viêm cầu thận hoặc thậm chí là n.hiễm t.rùng đường tiết niệu.

Tuy nhiên, không phải tất cả đồ ăn nhanh đều có ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Để giữ gìn sức khỏe, nên cố gắng xác định các loại thức ăn nhanh có chứa ít muối, chất béo, đường, tổng lượng carbohydrate và hạn chế việc ăn quá nhiều thức ăn nhanh.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *