Bệnh thủy đậu thường bùng phát vào mùa Đông Xuân hằng năm. Theo các chuyên gia y tế, bệnh này rất dễ lây lan, đặc biệt, người lớn cũng có thể mắc. Bệnh có thể dẫn đến viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê…, thậm chí t.ử v.ong.
PGS.TS. BS Cao Hữu Nghĩa (Viện Pasteur TP HCM) cho biết: Thủy đậu là bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa t.uổi, đặc biệt là trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu hoặc chưa hoàn thiện. Theo thống kê của Viện Pasteur TPHCM, 90% bệnh nhân thủy đậu là trẻ 2-7 t.uổi.
Thủy đậu vốn là bệnh lành tính, song nếu không phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng cách, sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Mụn nước do thủy đậu có thể gây viêm da, để lại các vết sẹo lõm. Biến chứng khác có thể gặp phải là viêm phổi với triệu chứng đau ngực, khó thở, tím tái, ho ra m.áu. Nguy hiểm hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm não, rối loạn tâm thần, co giật, hôn mê, thậm chí t.ử v.ong.
TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, hàng năm, tháng 3-5 là mùa cao điểm của bệnh thủy đậu, do thời tiết nồm và ẩm ướt tạo điều kiện thuận lợi cho virus này có khả năng lây lan trong không khí, khiến thủy đậu dễ bùng phát thành dịch.
Người lành có thể bị nhiễm virus thủy đậu nếu tiếp xúc với dịch từ bóng nước bị vỡ của người nhiễm bệnh, hoặc hít phải những tia nước bọt khi bệnh nhân ho, hắt hơi. Về các nguồn lây nhiễm, TS Lâm cho biết thêm ngay cả trong thời gian ủ bệnh, khi các mụn nước chưa xuất hiện, người bệnh không hề hay biết mình đã mắc bệnh thủy đậu, nhưng vẫn có khả năng lây nhiễm cho người khác.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tiêm Vaccine vẫn là biện pháp phòng bệnh thủy đậu đơn giản và hiệu quả nhất. T.rẻ e.m từ 12 tháng đến 12 t.uổi cần được tiêm một liều Vaccine ngừa thủy đậu. Thanh thiếu niên trên 13 t.uổi cần tiêm 2 liều, cách nhau ít nhất 6 tuần. Phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm Vaccine ngừa thủy đậu trước khi mang thai 3 tháng, để phòng bệnh hiệu quả và tránh lây truyền từ mẹ sang con.
Vaccine ngừa thủy đậu có mặt tại hầu hết các cơ sở y tế công lẫn tư trên cả nước. Vaccine ngừa thủy đậu hiện nay có khả năng phòng bệnh hiệu quả đến 90%. Khoảng 10% còn lại có thể mắc thủy đậu sau tiêm chủng, song các trường hợp này thường nhẹ và ít biến chứng.
Thủy đậu và zona: Một nguyên nhân hai căn bệnh
Thủy đậu và zona là hai căn bệnh thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm rất quen thuộc. Điều đặc biệt là cả hai căn bệnh này đều bắt nguồn từ một tác nhân gây bệnh và tạo ra tính miễn dịch bền vững cho người mắc bệnh.
T.rẻ e.m bị thủy đậu.
Đối tượng mắc bệnh thủy đậu chủ yếu là t.rẻ e.m, trong khi đối tượng mắc bệnh zona chủ yếu là người lớn.
Bệnh thủy đậu hay bệnh bỏng rạ
Thuỷ đậu (varicella/ chicken-pox) còn gọi là bệnh rạ, trái rạ hoặc bỏng rạ (các tên gọi này mang tính dân gian, từ việc người ta dùng rạ sắc uống trị bệnh). Đây là một bệnh truyền nhiễm do virus thủy đậu Varicella Zoster gây ra. Tuy là một bệnh n.hiễm t.rùng cấp tính, nhưng thường diễn biến lành tính.
Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân. Tuy nhiên, vẫn có thể thấy rải rác quanh năm. Nó có thể xuất hiện lẻ tẻ hoặc bùng phát thành dịch, nhất là ở các cơ sở mẫu giáo hoặc trường học.
Bệnh thuỷ đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh thường 2-3 tuần sau khi tiếp xúc với bệnh nhân mắc thuỷ đậu. Bệnh gặp đa số ở trẻ nhỏ (2-8 t.uổi) hơn là người lớn. Trẻ dưới 6 tháng t.uổi hiếm khi bị bệnh này (nhờ miễn dịch được thừa hưởng từ người mẹ qua nhau thai).
Bệnh này chỉ mắc một lần duy nhất trong đời, vì có tính miễn dịch bền vững. Mọi trẻ chưa mắc bệnh này trước đó mà tiếp xúc gần với bệnh nhân nguy cơ mắc bệnh đến 90% xảy ra vài tuần sau đó.
Đặc trưng của bệnh là phát ban đỏ nhẹ rồi nhanh chóng biến thành những mụn nước trên da hoặc niêm mạc. Các mụn nước này xuất hiện nhiều đợt. Nên tại cùng một khu vực da có thể thấy những mụn nước có “lứa t.uổi khác nhau”. Đây là đặc điểm điển hình để nhận biết thuỷ đậu so với những căn bệnh có biều hiện tương tự khác.
Mụn nước thường có kích thước 3 – 10 mm, dễ vỡ. Mụn nước ban đầu chứa dịch trong, sau đó thì hoá đục, khô lại và bong vảy trong vòng 2 – 3 ngày. Khi bong vảy, chỉ để lại những nốt thâm đen sau đó mờ dần và mất hẳn, chứ không để sẹo, trừ những trường hợp bị bội nhiễm.
Bệnh thuỷ đậu khởi phát như những trường hợp nhiễm siêu vi khác, với các biểu hiện hay gặp là sốt, nhức đầu, sổ mũi. Sau đó ban đỏ xuất hiện ở trên lưng, bụng, mặt, tứ chi hoặc trên da đầu. Rồi nhanh chóng biến thành mụn nước, ngứa ngáy, khó chịu.
Có thể thấy mụn nước cả trên niêm mạc mắt, miệng. Các mụn nước trong miệng khi vỡ tạo thành các vết loét làm nuốt đau. Ở mắt có thể gây loét giác mạc. Đây là biến chứng nguy hiểm cần phải đựợc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời tại tuyến chuyên khoa.
Biến chứng có thể gặp là bội nhiễm các mụn nước. Trường hợp này thì mụn nước hoá mủ và có khả năng để sẹo vĩnh viễn. Do vậy, cần phải vệ sinh chân tay sạch sẽ và tránh gãi vào các mụn nước.
Ở các trẻ còi xương, suy dinh dưỡng có thể có các biến chứng nặng nề hơn như viêm thận cấp, viêm phổi, viêm màng não, viêm não. Ở các bệnh nhân đang dùng thuốc ức chế miễn dịch hoặc corticoide có thể gây thuỷ đậu c.hảy m.áu rất nặng nề, dễ dẫn đến t.ử v.ong.
Việc điều trị các triệu chứng là cần thiết cho bệnh nhân như các thuốc giảm ngứa (chlopheniramine, cézil). Dùng các thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường như paracetamol. Tuyệt đối tránh dùng thuốc giảm đau, hạ sốt Aspirin (vì có thể gây biến chứng nặng). Thuốc bôi “Xanh methylen” (Methylene blue) có tính sát khuẩn và giảm đau tại các nốt bọng nước vừa giập. Thuốc bôi để lại màu xanh, nhưng cũng sẽ biến mất nhanh cùng với các nốt thủy đậu.
Thuốc được cho là có tác dụng điều trị đặc hiệu bệnh thuỷ đậu là Acyclovir. Tác dụng của thuốc nhằm rút ngắn thời gian nổi mụn nước, giảm tổn thương da và phòng biến chứng ở trẻ suy giảm miễn dịch. Tuy nhiên, thuốc phải được sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ.
Tránh lạm dụng việc dùng kháng sinh toàn thân và tại chỗ vì không có tác dụng và tốn kém. Các trường hợp nghi ngờ bội nhiễm cần phải khám bác sĩ để được chỉ định dùng thuốc kháng sinh hợp lý, an toàn.
Cách ly bệnh nhân để tránh lây lan. Các trẻ chưa mắc thuỷ đậu, nếu có điều kiện nên tiêm vắc-xin phòng bệnh. Hiệu quả bảo vệ của vaccine đạt 85-95%. Như đã nói ở trên, t.rẻ e.m hay người lớn đã mắc bệnh thuỷ đậu không cần phải “can thiệp” gì nữa vì đã mắc bệnh và đã có miễn dịch bền vững suốt đời rồi.
Bệnh zona hay bệnh giời leo
Vì bệnh zona có các mụn nước bỏng rộp và đau rát như khi bị con giời leo lên da và “đái” gây ra, nên nhiều người còn gọi zona là bệnh giời leo. Tên gọi này mang tính dân gian.
Bệnh zona cũng do virus thủy đậu Varicella Zoster gây ra. Các nhà nghiên cứu xác định bệnh zona là sự tái hoạt động của các virus tiềm tàng trong một cơ thể mắc bệnh thủy đậu lúc nhỏ nhưng không có được sự miễn dịch đầy đủ, loại trừ hết virus ra khỏi cơ thể, hoặc zona là sự nhiễm virus lần hai trên cơ thể đó.
Virus gây bệnh chỉ “đủ sức” xâm nhập các tế bào thần kinh cảm giác. Do thương tổn các dây thần kinh cảm giác mà mụn nước ở bệnh zona gây đau rát hơn là mụn nước của bệnh thủy đậu.
Người lớn mắc bệnh zona có thể là nguồn lây bệnh thủy đậu cho t.rẻ e.m chưa mắc bệnh thủy đậu trước đó. Các nghiên cứu cũng cho thấy hiếm khi người mắc bệnh zona lại lây bệnh zona cho người lớn khác.
Bệnh zona cũng dễ xảy ra ở những người mà cơ thể đang trong trạng thái “suy sụp” như nhiễm khuẩn mạn, ung thư, xạ trị (chiếu tia X), bệnh bạch cầu, suy kiệt, nhiễm HIV/AIDS, dùng corticoid kéo dài hoặc các loại thuốc gây ức chế sự miễn dịch của
cơ thể.
Thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 3 tuần. Khởi bệnh với các biểu hiện như một trường hợp nhiễm virus thông thường, gồm mệt mỏi và sốt. Vùng da có các dây thần kinh bị virus xâm nhập tấy đỏ, cảm giác bỏng rát và rất đau. Rồi trên nền da đỏ xuất hiện các mụn nước trải dài theo các dây thần kinh tương ứng. Những mụn nước này lớn dần thành bọng nước.
Đặc điểm của các mụn nước và bọng nước này là tập trung thành một khu vực chứ không “mọc” rải rác như bọng nước của bệnh thủy đậu. Bọng nước có màu sắc trong suốt, nhưng nếu bị bội nhiễm sẽ chuyển đục hoặc có m.áu, các vùng thần kinh thương tổn thường gặp là liên sườn, vùng hông – chậu, mặt, quanh mắt. Đôi khi là ở tay hoặc chân và đặc biệt là thường chỉ có ở một bên.
Thương tổn do bệnh zona gây ra ở vùng mắt, tai cần được cảnh giác hơn ở những vị trí khác, vì có thể gây viêm mống mắt, loét giác mạc, liệt mặt, đau tai, giảm thính giác, thậm chí đi đứng loạng choang mất thăng bằng.
Nếu không có “sự cố” nào đặc biệt, bệnh tự khỏi. Thương tổn do bệnh zona gây ra sẽ lành sau 2 – 3 tuần. Những bọng nước khô rồi bong vảy, để lại trên da các vết sẫm màu, bề mặt da giảm cảm giác. Hiện tượng rát buốt là dư âm của bệnh, nhất là ở người cao t.uổi và khi thời tiết thay đổi.
Nhìn chung, bệnh zona tuy gây đau đớn, thương tổn bọng nước trên da trông thấy “ghê ghê” nhưng lại là một bệnh lành tính và có khả năng tự khỏi mà không cần một sự can thiệp nào đặc biệt.
Bệnh không có thuốc điều trị đặc hiệu. Các loại thuốc bôi chỉ nhằm mục đích làm dịu da, giảm bớt cảm giác đau hoặc sát khuẩn nếu dập vỡ, bội nhiễm. Các loại thuốc uống được cho chỉ nhằm giải quyết các triệu chứng như sốt, đau, ngứa.
Kháng sinh chỉ được dùng khi có sự bội nhiễm ở các bọng nước, cần tránh sự lạm dụng. Thuốc bôi da và thuốc uống Acyclovir hiện nay được cho là “đặc trị” đối với virus Varicella Zoster. Nếu thuốc được cho bôi da sớm, liều uống cao có thể làm nhẹ bớt các triệu chứng và rút ngắn thời gian mắc bệnh. Và người bệnh cũng cần hiểu rằng điều đó chỉ là “có thể” chứ không chắc chắn cho mọi trường hợp mắc bệnh!
Điểm lộ diện nổi bật của cả hai bệnh đều là nổi mụn nước trên da. Nhưng các mụn nước của thủy đậu “thích” nổi… lang thang đâu đó trên mặt và trên thân, ít đau, còn mụn nước của zona thì nổi tập trung ở một khu vực nào đó và rất đau.
Điều thú vị là mối liên hệ mang tính “ruột rà” của cả hai bệnh. Các nhà nghiên cứu xác định virus gây bệnh thủy đậu có tên gọi Varicella Zoster là một “kẻ láu cá”. Sau khi bệnh khỏi, chúng không chịu biến mất khỏi cơ thể người bệnh mà tìm cách “ngủ yên” trong hệ thần kinh để vài… chục năm sau lại phục hồi và gây ra một biến tướng bệnh khác, gọi là bệnh Zona.