Một người đàn ông hơn 60 t.uổi mới phát hiện mắc căn bệnh đáng lẽ phải phát hiện ra từ lúc nhỏ.
Sáng 18-2, Bệnh viện Gia An 115 TP HCM cho biết đã phát hiện một người đàn ông lớn t.uổi nhưng mắc bệnh Thalassemia – một loại bệnh chỉ xuất hiện khi nhỏ.
Bệnh nhân là ông N.V.C (61 t.uổi, ngụ Bà Rịa – Vũng Tàu).
Ông C. đến khám sức khỏe tổng quát, kết quả xét nghiệm sinh hóa m.áu cho thấy có chỉ số ferritin (phản ánh lượng sắt dự trữ trong cơ thể) tăng cao gấp 5-6 lần so với mức trung bình của người bình thường. Ông cho hay cách đây 6 tháng khi đi khám tại hai bệnh viện lớn ở TP HCM, kết quả chỉ số ferritin của bệnh nhân cũng đã rất cao nhưng được giải thích là có thể do viêm nhiễm trong cơ thể hoặc chế độ ăn uống.
Bệnh nhân được khám tại bệnh viện
Nghi ngờ, ThS. BS Đào Thị Mỹ Vân, Trưởng Khoa Nội Tổng hợp Bệnh viện Gia An 115, đã yêu cầu thực hiện thêm một số cận lâm sàng cần thiết và phát hiện bệnh nhân mắc bệnh Beta Thalassemia thể nhẹ. Giải thích về bệnh và cơ chế di truyền, lúc này ông C. mới ngỡ ngàng khi có một đứa cháu nội 6 t.uổi đang mắc bệnh Thalassemia thể nặng, phải truyền m.áu mỗi tháng nhưng trước đó gia đình không hề biết là di truyền từ ông.
BS Mỹ Vân cho biết thiếu m.áu tán huyết bẩm sinh (Thalassemia) là một bệnh lý huyết học di truyền, xảy ra do bất thường nhiễm sắc thể có liên quan đến hemoglobin (là thành phần chính trong hồng cầu, đảm nhiệm việc vận chuyển oxy trong cơ thể). Trẻ mắc bệnh Thalassemia thể nặng thường có các triệu chứng như suy dinh dưỡng, xanh xao, gan lách to, n.hiễm t.rùng tái đi tái lại….
“Tất cả mọi người đều nên khám và xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia trước khi kết hôn. Đặc biệt, nếu có dấu hiệu thiếu m.áu hoặc thừa sắt thì cần đi khám để các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán, phát hiện nguyên nhân vì hoàn toàn có thể là do bệnh Thalassemia như trường hợp ông C.”- BS Vân khuyến cáo.
Hay uống nước ngọt, thấy bụng chướng, chàng trai 22 t.uổi ngỡ bình thường
Khám sức khỏe tổng quát, chàng trai quê Hải Dương phát hiện khối u thượng thận nguy hiểm, có tiềm năng ung thư nếu không được xử lý sớm. Trước đó anh chỉ thấy hơi chướng bụng.
Bệnh nhân là anh N.T.S (22 t.uổi, Hải Dương), đến khám tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) với khối u thượng thận trái có kích thước lớn (20-30cm).
Bệnh nhân cho biết, trước đó anh không cảm thấy đau đớn rõ rệt, chỉ thấy bụng hơi chướng lên. Tuy nhiên, anh nghĩ tình trạng này là do thói quen hay uống nước ngọt nên không đi kiểm tra.
Cách đây 3 tuần, trong một lần khám sức khỏe tổng quát ở cơ quan, người bệnh được các bác sĩ siêu âm và thấy có khối u to bất thường. Anh đã đi khám ở nhiều cơ sở y tế nhưng đều không có chỉ định can thiệp, nên quyết định đến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Sau mổ, bệnh nhân hồi phục sức khỏe tốt.
Tại đây, các bác sĩ đã tiến hành thăm khám lâm sàng, siêu âm, chụp CT, hội chẩn chuyên khoa, chẩn đoán người bệnh có khối u tuyến thượng thận trái, kích thước lớn (20-30cm) và chỉ định phẫu thuật cắt bỏ u tuyến thượng thận trái.
ThS.BS Bùi Thanh Phúc, khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, người trực tiếp phẫu thuật cho người bệnh cho biết bệnh nhân có khối u to, kích thước lớn trên 10cm chèn ép đẩy thận xuống dưới và xâm lấn vào các cơ quan lân cận như động mạch chủ bụng, tụy, lách…, tăng sinh mạch m.áu nhiều nên không thể tiến hành phẫu thuật nội soi. Quá trình phẫu tích khối u phải đối mặt với nhiều nguy cơ như xuất huyết, tổn thương các tạng lân cận, tăng huyết áp…
Các bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật khối u xâm lấn xung quanh, cắt một phần tĩnh mạch chủ, bảo tồn các tạng xung quanh, bảo tồn chức năng tụy và chức năng thận.
Theo ThS Phúc, khối u của người bệnh đang có tiềm năng ung thư nên nếu không được can thiệp kịp thời sẽ xâm lấn vào các cơ quan nội tạng xung quanh, dẫn đến tiên lượng xấu không còn chỉ định can thiệp.
Sau hơn 1 giờ phẫu thuật, các bác sĩ đã cắt bỏ hoàn toàn khối u tuyến thượng thận cho bệnh nhân. Ngày thứ 6 sau mổ, bệnh nhân phục hồi sức khỏe tốt, có thể ăn uống đi lại bình thường.