Đau quanh vai – bệnh gì?

Đau vùng quanh vai là triệu chứng do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là nguyên nhân tương đối thường gặp, đặc biệt ở bệnh nhân t.uổi trung niên.

Hội chứng này là tình trạng khoang giữa mỏm cùng vai và các gân cơ chóp xoay bị thu hẹp, dẫn đến các bệnh lý vùng vai như: viêm túi hoạt dịch, viêm gân, viêm khớp và tổn thương gân cơ chóp xoay.

Nguyên nhân do đâu?

Các động tác của khớp vai, đặc biệt là động tác đưa tay quá đầu được thực hiện bởi 2 nhóm cơ chính là:
cơ delta và nhóm các cơ chóp xoay. Nhóm các cơ chóp xoay hợp với nhau tạo thành một gân rất chắc bám vào đầu trên xương cánh tay gọi là gân cơ chóp xoay. Khi thực hiện động tác dạng cánh tay quá đầu, các cơ này trượt trong khoang dưới mỏm cùng vai.

Khoang này nằm dưới mỏm cùng vai, trong khoang có gân chóp xoay và các túi hoạt dịch có tác dụng bôi trơn khi gân cơ chóp xoay di chuyển. Khi khoang này bị hẹp lại, thường do nguyên nhân thoái hoá hoặc chấn thương, gân cơ chóp xoay và các túi hoạt dịch bị chèn ép, từ đó sẽ dẫn đến viêm túi hoạt dịch, viêm gân chóp xoay. Nặng hơn sẽ dẫn đến rách chóp xoay.

Các nguyên nhân dẫn đến hẹp khoang dưới mỏm cùng vai có thể là chấn thương, các động tác lặp đi lặp lại (thường gặp ở những người chơi các môn thể thao phải đưa tay quá đầu hoặc người lao động thường xuyên phải có các động tác dang tay quá đầu). Một nguyên nhân khác cũng tương đối thường gặp là sự hình thành các chồi xương trong tổn thương của bệnh lý thoái hoá.

Đau quanh vai - bệnh gì? - Hình 1

Hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai là một nguyên nhân gây đau quanh vai.

Dấu hiệu nhận biết hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai

Khi bị hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai, bệnh nhân có biểu hiện đau ở khớp vai khi dang tay hay đưa trước cánh tay. Hầu hết bệnh nhân than phiền bị khó ngủ do bị đau khi nằm nghiêng qua bên vai bị đau.

Khi có cơn đau chói xuất hiện khi cố gắng xoay tay ra túi quần phía sau là dấu hiệu khá rõ ràng của hội chứng chèn ép dưới mỏm cùng vai. Dần dần các cơn đau trở nên nặng hơn, bệnh nhân không dám cử động vai dẫn đến khớp vai bị cứng. Nếu vai trở nên yếu và bệnh nhân không thể tự dang tay được thì có thể gân chóp xoay đã bị rách.

Điều trị thế nào?

Giai đoạn đầu điều trị sẽ là điều trị giảm đau, kháng viêm. Các phương pháp thường sử dụng là nghỉ ngơi, chườm đá phối hợp với thuốc kháng viêm như aspirin, naproxen, diclofenac… Bác sĩ sẽ theo dõi đáp ứng của bệnh nhân, trong một số trường hợp có thể sử dụng các phương pháp như siêu âm, chiếu tia hồng ngoại để tăng cường lượng m.áu tới các mô ở khớp vai. Khi bệnh nhân đỡ đau sẽ tiến hành các bài tập vật lý trị liệu.

Nội soi điều trị chèn ép khoang dưới mỏm cùng vai.

Nếu các biện pháp trên không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể sử dụng biện pháp tiêm thuốc trực tiếp vào khoang dưới mỏm cùng. Phẫu thuật được chỉ định khi không có cải thiện nào sau 6 tháng đến 1 năm điều trị bảo tồn.

Sau phẫu thuật cánh tay sẽ được treo hay mang nẹp để bất động. Hầu hết các trường hợp sẽ được tập vật lý trị liệu nhằm tránh cứng khớp, hạn chế phù nề sau mổ. Chườm lạnh sau mổ giúp co mạch m.áu làm hạn chế phản ứng viêm đau sau mổ. Giai đoạn sau là tập mạnh gân cơ chóp xoay. Cần tập phục hồi chức năng theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên vật lý trị liệu.

Lời khuyên của bác sĩ

Điều trị phục hồi chức năng đóng vai trò rất quan trọng, không chỉ trong các trường hợp không phẫu thuật mà ngay cả trong trường hợp sau phẫu thuật. Phục hồi chức năng nhằm mục đích tránh teo cơ và cứng khớp đồng thời phục hồi sức mạnh của các cơ sau một thời gian bị bệnh đã bị kém đi.

Đối với phục hồi chức năng khớp vai, quá trình này sẽ diễn ra rất chậm, bắt đầu là những bài tập vận động thụ động kéo dài trong vài tuần, sau đó mới là những bài tập chủ động. Quá trình tập này có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng tuỳ theo việc có thực hiện phẫu thuật tạo hình lại gân chóp xoay hay không.

Trong một số trường hợp, tổn thương của chóp xoay lớn hoặc là diễn biến đã lâu, tình trạng cơ yếu kéo dài, việc phục hồi chức năng có thể chỉ cải thiện một phần, đôi khi bệnh nhân phải tập để thay đổi thói quen sử dụng cánh tay bị tổn thương.

Dùng thuốc nào khi bị đau đầu do căng thẳng?

Có thể nói căng thẳng (stress) là một nguyên nhân thường gặp gây đau đầu. Đây là hiện tượng đau do co thắt những cơ ở vùng mặt, cổ và da đầu, dẫn đến đau đầu vùng trán, đau đầu hai bên thái dương hoặc đau nửa đầu.

Dùng thuốc nào khi bị đau đầu do căng thẳng? - Hình 1

Ảnh minh họa

Mỗi khi có stress (căng thẳng) tôi lại bị đau đầu, mất ngủ… nhất là khi dịch COVID-19 lại xuất hiện trong cộng đồng nên tôi luôn cảm thấy lo lắng. Tôi có thể dùng thuốc gì để ứng phó với tình trạng này?

Nguyễn Thu Hạnh (Hà Nội)

Có thể nói căng thẳng (stress) là một nguyên nhân thường gặp gây đau đầu. Đây là hiện tượng đau do co thắt những cơ ở vùng mặt, cổ và da đầu, dẫn đến đau đầu vùng trán, đau đầu hai bên thái dương hoặc đau nửa đầu. Nguyên nhân là do khi cơ thể căng thẳng stress kéo dài, lo lắng, trầm cảm sẽ làm những cơ ở vùng này trở nên căng cứng và gây ra cảm giác đau.

Một số thuốc có thể dùng để giảm đau đầu do căng thẳng như paracetamol. Thuốc có hiệu quả khi được dùng lúc mới có các dấu hiệu đầu tiên của cơn nhức đầu. Tuy nhiên không được dùng quá liều khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng thuốc và tuân thủ thời gian dùng thuốc như cách 4-6 tiếng mới dùng lại nếu vẫn còn đau.

Bên cạnh đó cũng có thể dùng các thuốc kháng viêm không steroid như diclofenac, ibuprofen, naproxen… Các thuốc này có tác dụng giảm đau bằng cách ức chế sự sản xuất men gây đau prostaglandin. Tuy nhiên, các thuốc này có thể gây kích ứng dạ dày, vì vậy nên dùng thuốc trong bữa ăn và không nên dùng thuốc này cho người bị loét tiêu hóa, hoặc các rối loạn tiêu hóa khác. Các thuốc phối hợp paracetamol và ibuprofen trong chế phẩm có tác dụng hiệp đồng về giảm đau, giúp giảm nhanh cơn nhức đầu.

Ngoài ra, để phòng các cơn đau đầu do căng thẳng, cần tránh các yếu tố khởi phát cơn nhức đầu; tránh ngủ quá nhiều vào ngày lễ và cuối tuần. Khi có cơn nhức đầu, nên nằm nghỉ trong phòng ngay; chườm khăn mát và ướt lên trán; thư giãn toàn thân, tập trung từ mắt, trán, cơ hàm và cổ đến chân…

Tránh ăn các thực phẩm như rượu, bia, chuối, trà, cà phê, socola… vì các thực phẩm này có chứa tyramin (là acid amin hoạt hóa mạch gây nhức đầu)…

Nếu dùng các biện pháp trên mà không thuyên giảm hoặc nhức đầu kéo dài và tái phát mà không xác định được nguyên nhân, bạn cần đi khám để được điều trị thích hợp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *