Hiện nay ước tính ở Việt Nam cứ hai phút trôi qua có 1 ca phá thai xảy ra. Với tỷ lệ cao như thế này sẽ rất nguy hiểm mặc dù giáo dục giới tính đã phát triển hơn trước.
Tại Việt Nam, thời gian qua, hệ thống y tế và dân số đã có nhiều cải thiện trong cung cấp dịch vụ tránh thai cho người dân. Tuy nhiên, theo thống kê trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến 400.000 ca phá thai được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên.
Theo số liệu ghi nhận tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, mỗi năm có khoảng 900 ca trẻ v.ị t.hành n.iên tới bệnh viện để nạo phá thai. Có những em đã phải trở thành bà mẹ “bất đắc dĩ” khi mới 10 t.uổi và có những em 15 t.uổi đã nạo phá thai 2 lần. Cá biệt, có những trường hợp phát hiện có thai thì đã quá to (trên 7 tháng) mới đến xin phá thai nhưng lúc đấy đã không thể bỏ thai được nữa.
Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc Sức khỏe Sinh sản TP.HCM năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai, trong đó 2,4% là v.ị t.hành n.iên. Nhưng đây cũng chỉ là bề nổi của tảng băng chìm vì theo ghi nhận, tại các cơ sở công lập và các phòng khám tư có đăng ký nạo phá thai, tỷ lệ các ca nạo phá thai được ghi nhận trong năm 2017 lên đến gần 30.000 ca. Đây là con số rất đáng báo động.
TS Nguyễn Hữu Trung – Giám đốc phòng khám sản phụ Hoàng Gia, TP.HCM cho biết hiện ở Việt Nam tỷ lệ nạo phá thai đã có từ lâu. BS Trung cho biết hơn 20 năm làm trong ngành sản khoa ông nhận thấy nạo phá thai đã được báo động rất lâu. Những người mang thai ngoài ý muốn đều do họ chưa có kiến thức về các biện pháp phòng tránh thai.
Ảnh minh họa.
Hàng năm trung bình tại Việt Nam có từ 300 đến 400 nghìn các trường hợp nạo phá thai. Như vậy, bác sĩ Trung ước tính cứ trung bình cứ 2 phút có một trường hợp nạo phá thai ở Việt Nam. Đây là một con số đau lòng. Vì vậy chúng ta phải xem như thế nào để trang bị kiến thức về giáo dục giới tính làm sao để tránh thai cho thật tốt.
Hiện nay, dù giáo dục giới tính đã phát triển nhưng con số nạo phá thai ở Việt Nam vẫn vào hàng top ở khu vực.
TS Trung cho rằng tỷ lệ phá thai ở Việt Nam rất cao và chưa có quy định pháp lý nào về nạo phá thai. Những trường hợp phá thai, đẻ con rơi, bỏ rơi con dẫn tới những câu chuyện đau lòng như câu chuyện các bé t.ử v.ong, bé sơ sinh bị bỏ rơi. Hiện nay, quy định phá thai chỉ cho phép phá ở dưới 22 tuần vì trên 22 tuần đ.ứa t.rẻ sinh ra có thể cứu sống được, nuôi được.
Đó là về mặt quy định nhưng ở Việt Nam việc bỏ thai do có thai ngoài ý muốn rất nhiều. Nhiều trường hợp được bác sĩ tư vấn cố gắng hướng tới giữ thai nhưng nhiều người vẫn quyết tâm phá thai.
TS Trung cho biết cần tuyên truyền đẩy mạnh các biện pháp tránh thai an toàn. Hiện tại Việt Nam, dụng cụ tránh thai chiếm 34 %, thuốc tránh thai 14 %, b.ao c.ao s.u 14 %, triệt sản nam 0,1 %.
Trong khi đó, tỷ lệ nạo thai ở t.uổi vị thành niên cũng đáng báo động. Thói quen mắc các bệnh lây truyền qua đường t.ình d.ục… ở lứa t.uổi này cao hơn so với những bà mẹ lớn t.uổi. Những đ.ứa t.rẻ sinh ra từ bà mẹ v.ị t.hành n.iên có tỷ lệ c.hết trước một t.uổi, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, bệnh tật cao hơn so với con của các mẹ ở t.uổi trưởng thành.
Cũng theo bác sĩ Trung, ở lứa t.uổi này, khung chậu phát triển chưa đầy đủ nên khi hỗ trợ các b.é g.ái sinh, bác sĩ thường phải can thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật.
Bệnh viện tỉnh nuôi sống trẻ sinh non ở tuần 26, nặng 8 lạng
Em bé chào đời khi thai mới được 26 tuần t.uổi, nặng 800g (8 lạng). Đến nay bé đã nặng 4kg, sức khỏe ổn định nên được xuất viện về với gia đình.
Sức khỏe bé sinh non đã ổn định nên được xuất viện chiều ngày 24/12 (ảnh: BVCC)
Ngày 24/12, bác sĩ Đặng Thành Chung, Trưởng khoa Nhi (BV Đa khoa tỉnh Hòa Bình) cho biết, BV vừa nuôi sống thành công bé sinh non nặng 800g hiếm gặp.
Bác sĩ Chung cho biết, bé N.G.L. sinh ngày 13/8 khi thai mới 26 tuần t.uổi chỉ nặng 800g. Bệnh nhi được chuyển lên Khoa Nhi trong tình trạng suy hô hấp nặng, tím môi đầu chi, toàn thân lạnh, thể trạng cực non yếu.
Sau khi được các bác sỹ và điều dưỡng khoa Nhi hồi sức tích cực bằng các phương pháp: hỗ trợ hô hấp, đảm bảo tuần hoàn, đảm bảo dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch, đảm bảo thân nhiệt, bơm sunfactan.
“Đã có thời điểm bệnh nhi rất yếu, chúng tôi tưởng chừng như không qua khỏi. Gia đình cũng đã chuẩn bị tinh thần rồi”, bác sĩ Chung nói.
Tuy nhiên, sau gần 4 tháng điều trị, chăm sóc tích cực tại khoa sức khỏe của bé đã có tiến triển, các chỉ số của trẻ dần đi vào ổn định. Sau đó, bé đã được đưa xuống BV Nhi TƯ kiểm ra võng mạc và cho kết quả bình thường.
Hiện tại trẻ tự thở, môi da hồng, tự bú sữa, kết quả khám võng mạc tốt, cân nặng được 4kg. Vì vậy, chiều ngày 24/12, bệnh nhi được xuất viện về với gia đình.
Theo các chuyên gia, hiện nay trẻ sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam là trường hợp chỉ nặng gần 480g, đó là trường hợp gia đình hiếm muộn ở Vĩnh Phúc. Theo hồ sơ, bố mẹ bé sinh non nói trên hiếm muộn đã hơn 10 năm, nhờ phương pháp thụ tinh nhân tạo mà có được song thai. Khi thai được 18 tuần, mẹ bé có dấu hiệu rỉ ối nên nhập viện và điều trị tại Khoa Sản bệnh (BV Sản nhi Vĩnh Phúc) ngày 1/7/2020.
Đến ngày 31/7, bệnh nhân có dấu hiệu chuyển dạ, ối vỡ sớm nên đẻ non 1 thai. Bé sơ sinh đã không có cơ hội sống vì quá non tháng 24 tuần t.uổi. Các bác sĩ đã quyết định tiếp tục điều trị theo dõi giữ thai còn lại.
Đến ngày 20/8, bệnh nhân có biểu hiện rỉ ối dẫn đến cạn ối. Các bác sĩ quyết định mổ lấy thai cho bệnh nhân ngay trong ngày, một b.é g.ái chào đời ở tuần thai thứ 26 với cân nặng chỉ 480g.
Ngay lập tức, bé được điều trị cấp cứu, nằm lồng ấp, hỗ trợ thở máy, nuôi dưỡng đường tĩnh mạch, kháng sinh, điều trị rối loạn nước điện giải, thăng bằng kiềm toan, điều trị rối loạn đông m.áu, điều trị bằng phương pháp Kangaroo giữa bé cùng bố mẹ rồi chuyển về BV Nhi TƯ.
Ngày 4/11 vừa qua, bệnh nhi đã được xuất viện trong tình trạng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, bú sữa mẹ tốt, cân nặng 2,1 kg..