Cấp cứu bệnh nhân sỏi đường mật gây tắc mật

Bệnh nhân N.T.M nữ 51 t.uổi (địa chỉ Minh Cường – Thường Tín – Hà Nội) vào viện vì đau vùng hạ sườn phải, sốt cao liên tục 39-40 độ C, vàng da và niêm mạc vàng sậm do sỏi túi mật, sỏi gan.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nông nghiệp Hà Nội, bệnh nhân bị biến chứng do sỏi túi mật. Bệnh nhân có t.iền sử đã “mổ mở 02 lần” vì bệnh lý sỏi đường mật trong và ngoài gan.

Bệnh nhân vào viện trong tình trạng tỉnh tiếp xúc chậm, mệt mỏi nhiều, sốt cao liên tục 39-40 độ C kèm gai rét, rét run. Mạch nhanh 100-110lần/phút, Huyết áp 140/90 mmHg. Xét nghiệm BC 17G/L,N 92%, PCT 23,8, Bil TP/TT 138/132 mmol/l, GOT/GPT 324/238. Siêu âm ổ bụng và cắt lớp vi tính ổ bụng cấp cứu kết quả giãn toàn bộ đường mật trong và ngoài gan, nhiều sỏi trong gan và sỏi OMC KT 33×22mm, thâm nhiễm viêm quanh OMC và hạ sườn phải.

Bệnh nhân được chẩn đoán: “N.hiễm t.rùng nặng đường mật do sỏi đường mật trong và ngoài gan, sỏi OMC gây tắc mật cấp nguy cơ dọa sốc mật”.

Hội chẩn liên chuyên khoa Hồi sức tích cực – Ngoại Tổng hợp – Chẩn đoán hình ảnh được thiết lập ngay lập tức xử lý cấp cứu. Thống nhất dẫn lưu đường mật cấp cứu dưới XQuang số hoá xoá nền để giải áp đường mật cho bệnh nhân.

Can thiệp dẫn lưu đường mật hiệu quả ra ngay tại phòng can thiệp khoảng 100ml dịch mủ đường mật. Sau dẫn lưu 2 giờ ra thêm 200ml dịch vẩn đục mủ đường mật.

Bệnh nhân hoàn toàn tỉnh táo trong quá trình can thiệp và rất dễ chịu. Hiện tại bệnh nhân sau can thiệp tạm ổn định và được điều trị theo dõi sát tại Khoa Hồi sức tích cực.

BS Lương Thành Đạt – Khoa Ngoại Tổng hợp bệnh viện đa khoa nông nghiệp khuyến cáo: Sốc n.hiễm t.rùng đường mật là một biến chứng cực kỳ nguy hiểm đối với bệnh nhân mắc phải bệnh lý về đường mật. Bệnh nếu không được cấp cứu kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Trong vòng 6 giờ từ khi có biểu hiện sốc phải giải áp đường mật, nếu không bệnh nhân có thể t.ử v.ong vì sốc n.hiễm t.rùng.

Cấp cứu bệnh nhân sỏi đường mật gây tắc mật - Hình 1

Bệnh nhân được bác sĩ cấp cứu kịp thời.

Dẫn lưu đường mật tạo điều kiện thuận lợi cho việc can thiệp xử lý các nguyên nhân khác như sỏi đường mật, sỏi túi mật, viêm túi mật, viêm tụy cấp, hẹp đường mật do ung thư đường mật,…. Nhờ vậy bệnh nhân không phải trải qua nhiều lần phẫu thuật mổ mở và cho kết quả tốt nhất, hạn chế xâm lấn và thời gian nằm viện cũng như chi phí điều trị.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Cừ – Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết sỏi túi mật là do sỏi từ túi mật di chuyển xuống ống túi mật hoặc ống mật chủ luôn gây cảm giác bứt rứt. Do cơ trơn của túi mật hoặc ống mật chủ giãn hay co thắt để tống sỏi nên có thể gây cơn đau quặn gan.

Cơn đau quặn gan thường xảy ra sau khi ăn hoặc ăn nhiều chất béo hoặc bị chấn thương vùng bụng. Vị trí đau thường ở mạn sườn hoặc vùng bụng trên.

Cơn đau thường dữ dội làm bệnh nhân đứng ngồi không yên, ra mồ hôi nhiều, sắc mặt trắng bệch, buồn nôn và nôn. Thời gian cơn đau ngắn, ít khi vượt quá vài giờ. Khi sỏi di chuyển lại về túi mật hoặc xuống tá tràng thì hết đau, có lúc do giãn cục bộ đường mật thì đau cũng giảm.

Còn trường hợp sỏi trong gan thường có màu vàng xanh hoặc dạng sỏi bùn. Trung tâm viên sỏi có thể tìm thấy xác trứng giun. Sỏi có thể thấy ở cả gan phải và gan trái, có thể thấy nhiều viên. Bệnh nhân có thể thấy các triệu chứng như sốt, vàng da, sợ lạnh từng đợt.

Cấp cứu bệnh nhân sỏi đường mật gây tắc mật - Hình 2

Bác sĩ Nguyễn Quang Cừ chia sẻ về sỏi mật.

Chức năng gan có thể bị tổn thương nhưng chức năng túi mật vẫn bình thường. Biến chứng của nó tương đối nguy hiểm: viêm mủ đường mật, áp xe gan, xuất huyết đường mật…

BS Cừ cho biết ở Việt Nam thường gặp là sỏi đường mật (chiếm 95%) và hay gây viêm đường mật.

Khi bị sỏi đường mật trong gan gây đau bụng, sốt, sợ lạnh, gan to và đau, túi mật to.

Khi bị sỏi mật, không nên chủ quan mà cần thường xuyên thăm khám. Những người có t.iền sử sỏi mật vẫn cần tư vấn của bác sĩ để tránh sỏi tái hình thành và gây biến chứng.

Trực thăng vượt biển xuyên đêm trong thời tiết xấu cứu bệnh nhân

Nam nhân viên cảng vụ đảo Đá Tây rơi vào nguy kịch vì tắc mật, buộc phải chuyển hỏa tốc về đất liền. Chiếc trực thăng đã đưa bác sĩ bay xuyên đêm vượt biển trong thời tiết xấu cứu bệnh nhân.

Trực thăng vượt biển xuyên đêm trong thời tiết xấu cứu bệnh nhân - Hình 1

Bệnh nhân được chuyển từ Bệnh xá đảo Trường sa lên trực thăng cấp cứu chuyển về đất liền

Khoảng 8 giờ 30 phút ngày 9/12, bệnh nhân Bùi Văn Trường, sinh năm 1979, nhân viên cảng vụ đảo Đá Tây có biểu hiện đau liên tục hạ sườn phải, kèm theo buồn nôn, nôn nhiều lần. Quân y đảo Đá Tây chẩn đoán bệnh nhân bị viêm túi mật cấp do sỏi, điều trị kháng sinh nhưng không đỡ. Vì thế, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh xá đảo Trường Sa lúc 20 giờ cùng ngày trong tình trạng cơn đau quặn gan, hội chứng nhiễm khuẩn rõ, hội chứng vàng da, tắc mật.

Khoảng 20 năm trước bệnh nhân đã mổ sỏi mật. Tuy nhiên, gần đây sỏi tái phát khiến bệnh nhân thường xuyên đau bụng âm ỉ. Sáng 9/12 bệnh nhân bị đau dữ dội vùng hạ sườn phải kèm theo nôn ói liên tục. Những cơn đau quặn gan liên tục ập đến khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn.

Trực thăng vượt biển xuyên đêm trong thời tiết xấu cứu bệnh nhân - Hình 2

Chuyến bay vượt biển trong thời tiết xấu, tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng đã được tổ bay khắc phục tốt

Hình ảnh siêu âm cho thấy túi mật và đường mật giãn, có sỏi túi mật và sỏi ống mật chủ. Bệnh xá đảo Trường Sa đã tổ chức điều trị tích cực, tổ chức hội chẩn trực tuyến qua telemedicine với Bệnh viện Quân y 175. Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị tắc mật do sỏi ống mật chủ tái phát, viêm túi mật cấp do sỏi.

Tình trạng trên khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều nguy hiểm, đe dọa tính mạng. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ đã thống nhất và đề xuất phương án đưa bệnh nhân vào đất liền phẫu thuật, người bệnh cần vận chuyển cấp cứu bằng trực thăng.

Trực thăng vượt biển xuyên đêm trong thời tiết xấu cứu bệnh nhân - Hình 3

Người bệnh cần phải thực hiện cuộc phẫu thuật vượt quá khả năng đáp ứng chuyên môn và trang thiết bị của bệnh xá đảo nên phải chuyển về đất liền

Tối 10/12, máy bay EC 225 số hiệu VN 8618 của Công ty Trực thăng miền Nam, Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) đã cất cánh bay ra đảo Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) thực hiện nhiệm vụ chuyển bệnh nhân về đất liền.

Sau khi đón tổ cấp cứu đường không 2B, Bệnh viện Quân y 175 tại sân bay Tân Sơn Nhất, tổ bay do Trung tá Phạm Ngọc Hoài, Phó giám đốc huấn luyện Công ty Trực thăng miền Nam lái chính, Thiếu tá Đinh Hoàng Long và Đại úy Nguyễn Đức Trung lái phụ cùng nhân viên kỹ thuật Nguyễn Hữu Tuấn đã cất cánh lúc 19 giờ 30 phút.

Trực thăng vượt biển xuyên đêm trong thời tiết xấu cứu bệnh nhân - Hình 4

Chuyến bay vượt biển an toàn, đưa người bệnh về sân bay Tân Sơn Nhất trước khi chuyển đên Bệnh viện Quân y 175

Sau khi hạ cánh tại đảo Trường Sa, tổ cấp cứu đường không gồm Trung úy bác sĩ Tạ Văn Bạch, khoa Hồi sức Tích cực Bệnh viện Quân y 175 và Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Lê Thanh Tòng đã nhanh chóng kiểm tra tình trạng bệnh nhân, tiến hành bàn giao, tiếp nhận bệnh nhân để chuyển về đất liền.

Quá trình bay ra Trường Sa và vận chuyển bệnh nhân về gặp rất nhiều khó khăn do màn đêm bao phủ và thời tiết xấu với những cơn mưa lớn. Tuy nhiên, tổ bay đã khắc phục mọi điều kiện bất lợi, hoàn thành chuyến bay đêm đường dài chuyển bệnh nhân về hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 2 giờ 40 phút ngày 11/12 an toàn.

Trực thăng vượt biển xuyên đêm trong thời tiết xấu cứu bệnh nhân - Hình 5

Bệnh nhân đã được các bác sĩ thực hiện cuộc phẫu thuật xử lý tình trạng tắc túi mật do sỏi

Ngay sau khi trực thăng hạ cánh, người bệnh đã nhanh chóng được chuyển đến bệnh viện. Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, Bệnh viện Quân y 175 đã tiến hành xét nghiệm m.áu, CT ổ bụng, tổ chức hội chẩn và tiến hành mổ cấp cứu vào lúc 8 giờ ngày cùng ngày.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *