Cẩn trọng với nguy cơ phình động mạch chủ khi dùng fluoroquinolon

Mới đây, một nghiên cứu lớn tại Mỹ đã khẳng định lại mối liên hệ giữa nhóm kháng sinh fluoroquinolone (FQ) với nguy cơ gây phình động mạch chủ và gợi ý cần cập nhật thêm vào các cảnh báo an toàn hiện thời của thuốc.

Fluoroquinolon là một kháng sinh lâu đời và được sử dụng rộng rãi với nhiều chỉ định. Tuy nhiên, đi kèm với tác dụng chưa bệnh là các tác dụng phụ cần lưu tâm như nguy cơ gây đứt gân, động kinh, chóng mặt…; và một tác dụng nghiêm trọng trong số đó là gây phình động mạch, có thể dẫn tới các tai biến do nứt, vỡ động mạch.

BS. Melina Kibbe và cộng sự, Đại học Bắc Carolina, Chapel Hill, Mỹ đã thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn 2005-2017 dựa trên đơn kê kháng sinh của các bệnh nhân từ 18-64 t.uổi. Nhóm nghiên cứu ghi nhận được tổng cộng 47 triệu đơn thuốc kháng sinh trong đó 19% (9 triệu đơn) có chứa kháng sinh FQ.

Cẩn trọng với nguy cơ phình động mạch chủ khi dùng fluoroquinolon - Hình 1

Phình động mạch chủ – tác dụng phụ của fluoroquinolon.

Kết quả phân tích sơ bộ cho thấy tần suất có chẩn đoán phình động mạch chủ mới trong 90 ngày của nhóm FQ là cao hơn so với các nhóm kháng sinh khác (7.5 so với 4.6 ca/1000 đơn kê).

Ngoài ra, phân tích dựa trên yếu tố nhân khẩu học (t.uổi, giới) và tình trạng bệnh cho thấy FQ làm tăng 20% tần suất phình động mạch, chủ yếu là: Phình động mạch chủ bụng, phình động mạch vùng chậu và các động mạch ở ổ bụng khác.

Các đối tượng này cũng có nhiều nguy cơ phải thực hiện can thiệp động mạch hơn. Kết quả này nhất quán với tất cả các bệnh nhân từ 35 t.uổi trở lên, bất kể giới tính hay tình trạng bệnh khác.

BS Melina cho biết, cơ quan quản lý dược phẩm-thực phẩm Hoa Kỳ (FDA) cần bổ sung thêm các cảnh báo lên vỏ các thuốc kháng sinh fluoroquinolone. Cụ thể là không chỉ giới hạn cảnh báo với các bệnh nhân có nguy cơ phình động mạch chủ (khuyến cáo từ tháng 12/2018) mà nên mở rộng ra mọi đối tượng bệnh nhân trên 35 t.uổi.

Kiểm soát cơn động kinh

Động kinh (dân gian còn gọi là kinh phong, kinh giật) là một trạng thái bệnh lý của não bộ do sự phóng điện đột ngột quá mức của tế bào thần kinh gây ra các cơn co giật cục bộ hoặc lan tỏa trong thời gian từ vài giây đến vài phút, có tính chất lặp đi lặp lại.

Việc chẩn đoán cũng như điều trị khá phức tạp bởi bệnh có những biến chứng, di hại nặng nề về thể chất, tinh thần.

Bỗng dưng co giật

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến động kinh, có những trường hợp động kinh không tìm được nguyên nhân thì được gọi là động kinh tiên phát và thường được giải thích là do yếu tố di truyền. Nếu xác định được nguyên nhân gây bệnh gọi là động kinh thứ phát.

Nguyên nhân gây bệnh động kinh thứ phát rất đa dạng và phức tạp. Một trong những nguyên nhân có thể gây ra động kinh được kể đến đó là tình trạng nhiễm khuẩn; độc tố của vi khuẩn và các độc tố khác có thể gây n.hiễm t.rùng, nhiễm độc toàn thân hoặc não (viêm não virus, viêm màng não – não, áp-xe não). Phụ nữ mang thai nếu mắc các bệnh lậu, giang mai thì nguy cơ trẻ mắc bệnh cũng khá cao.

Ngoài ra, nếu bị thương tổn ở não khi bị chấn thương, can thiệp sản khoa, ngạt ở trẻ mới sinh, u não, tai biến mạch m.áu não,… cũng gây nên bệnh động kinh. Ở những người sử dụng t.huốc a.n t.hần và rượu trong thời gian kéo dài, nếu ngừng một cách đột ngột cũng dễ mắc cơn động kinh. Hoặc sự thay đổi cấp tính thăng bằng đường và điện giải cũng là một trong những nguyên nhân.

Kiểm soát cơn động kinh - Hình 1

Co giật cục bộ hoặc lan tỏa trong thời gian từ vài giây đến vài phút là biểu hiện của bệnh động kinh.

Dấu hiệu điển hình

Động kinh có 2 dạng chính: động kinh cục bộ và động kinh toàn thể. Đối với cơn động kinh toàn thể, sự phóng điện bất bình thường của các nơron thần kinh nằm trên một diện tích ít hay nhiều của vỏ não. Cơn động kinh bắt đầu bằng một sự mất tri giác tức thời kéo dài vài phút, bệnh nhân ngã đột ngột, tăng tiết nước bọt và có sự rung giật ở các chi. Những cơn động kinh cục bộ có triệu chứng tương ứng với vùng bị ảnh hưởng như: rối loạn thị giác, có ảo giác, những cử động không tự ý, vắng ý thức kéo dài vài phút (đối với một số bệnh nhân)…

Ngoài những rối loạn tâm thần trong cơn, về lâu dài nếu không được điều trị tích cực có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: Biến đổi nhân cách, tính tình: người bệnh trở nên ích kỷ, độc ác, dễ giận dữ, có tính thù vặt, tư duy lai nhai, rất phiền hà cho gia đình và những người mà bệnh nhân tiếp xúc.

Lâu hơn nữa có thể mất trí (sa sút tâm thần do bệnh động kinh). Nếu không kiểm soát được cơn động kinh, người bệnh có thể lên cơn lúc đang làm việc gây ra tai nạn như bỏng, té xe, ngã sông có thể t.ử v.ong nếu không có người cứu kịp thời.

Động kinh trong khi mang thai gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé; một số thuốc chống động kinh làm tăng nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. Nếu có bệnh động kinh và đang cân nhắc khi mang thai, hãy nói chuyện với bác sĩ. Hầu hết phụ nữ bị bệnh động kinh có thể có thai và có một em bé khỏe mạnh. Sẽ cần phải được theo dõi cẩn thận trong suốt thai kỳ và thuốc có thể cần phải được điều chỉnh.

Có thể điều trị khỏi?

Hiện nay, bệnh động kinh được điều trị chủ yếu bằng phương pháp hóa trị. Các thuốc chống động kinh có thể kiểm soát hoàn toàn cơn động kinh với tỷ lệ trên 70% trường hợp. Động kinh không phải bệnh tâm thần hay là căn bệnh nguy hiểm c.hết người; nếu được phát hiện sớm và điều trị tốt thì khả năng hoàn toàn khỏi bệnh là rất cao.

Nghĩa là sau một thời gian dài chữa trị, bệnh thuyên giảm dần và hoàn toàn cắt cơn mà không cần dùng thuốc nữa. Điều chủ yếu và quan trọng là bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần hết sức kiên nhẫn.

Trong việc chữa trị bệnh động kinh, sự hợp tác giữa gia đình và thầy thuốc là vô cùng cần thiết. Người bệnh cần uống thuốc đúng và đủ liều, không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, t.huốc l.á; tránh thức khuya.

Điều mà người bị bệnh động kinh cần là tình yêu thương, sự quan tâm của gia đình, người thân, sự thông cảm của bạn bè và những người xung quanh… để không thấy mặc cảm.

T.rẻ e.m là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, vì vậy, các bậc phụ huynh cần chăm sóc tốt cho trẻ, tránh để tổn thương não cũng như co giật khi sốt,… Bởi lẽ, với những trẻ có t.iền sử sốt cao co giật thì nguy cơ mắc bệnh động kinh là rất cao, trẻ sẽ lên cơn động kinh ít nhất là 1-2 lần trong đời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *