Gần đây mẹ tôi có biểu hiện suy giảm nhận thức, rất hay quên… Đi khám bác sĩ chẩn đoán bị Alzheimer nhẹ và kê đơn dùng thuốc galantamin. Vậy xin hỏi khi dùng thuốc này có cần lưu ý gì không?
Phạm Thu Hòa (Hà Nội)
Bệnh Alzheimer là hậu quả của quá trình thoái hóa gây ra c.hết tế bào thần kinh, là nguyên nhân hàng đầu của bệnh lý sa sút trí tuệ, gây mất trí nhớ, mất các chức năng nhận thức, làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sống và làm việc của người bệnh.
Có thể nói, sự thiếu hụt acetylcholin ơ vỏ não, nhân trám và hải mã được coi là một trong những đặc điểm sinh lý bệnh sớm của bệnh Alzheimer, gây sa sút trí tuệ và suy giảm nhận thức.
Galantamin làm tăng hàm lượng acetylcholin nên làm giảm diễn biến của bệnh và là một trong những thuốc được dùng trong điều trị Alzheimer giai đoạn nhẹ đến trung bình (chống sa sút trí tuệ).
Bệnh Alzheimer là hậu quả của quá trình thoái hóa gây c.hết tế bào thần kinh.
Về cách dùng thuốc, galantamin thường được dùng qua đường uống, ngày 2 lần, tốt nhất là vào các bữa ăn sáng và tối. Đối với dạng thuốc giải phóng chậm có thể dùng thuốc 1 lần/ngày. Vì vậy, bạn xem bác sĩ dặn uống ngày mấy lần, cần tuân thủ liều lượng và số lần uống trong ngày theo đơn.
Trong dùng thuốc, điều quan trọng là theo dõi tiến triển của bệnh xem kết quả điều trị ra sao: Tiến triển tốt hay không tiến triển, hay xấu đi, tái khám đúng hẹn và theo dõi các bất lợi có thể xảy ra trong quá trình điều trị.
Đối với galantamin, các bất lợi thường gặp nhất là trên đường tiêu hóa như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chán ăn, sụt cân, đau bụng, khó tiêu… Bên cạnh đó, một số người có thể thấy mệt mỏi, chóng mặt, nên người dùng cần theo dõi các hiện tượng này, nếu xảy ra báo cho bác sĩ điều trị biết để khắc phục. Trong quá trình dùng thuốc cần uống đủ nước.
Ở người cao t.uổi, có thể dùng nhiều thuốc một lúc do tính chất đa bệnh lý. Nếu mẹ bạn đang dùng một thuốc nào đó, cần nói cho bác sĩ biết để tránh các tương tác bất lợi. Ví dụ như các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) rất hay được sử dụng (kê đơn và không kê đơn) để giảm đau, chống viêm; nếu dùng cùng với galantamin sẽ làm tăng các bất lợi trên đường tiêu hóa, làm tăng nguy cơ c.hảy m.áu tiêu hóa. Do galantamin làm tăng tiết dịch vị, nên cần sử dụng thận trọng trên các đối tượng có nguy cơ cao như người có t.iền sử loét dạ dày – tá tràng…
Tác dụng của nấm với não bộ ai cũng nên biết
Nghiên cứu mới đã phát hiện ra rằng những người bổ sung nấm vào chế độ ăn – dù chỉ với một lượng không nhiều – sẽ giảm nguy cơ suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) – một tình trạng t.iền Alzheimer.
Nấm thường được bán trên các quầy hàng rau nhưng nó lại không phải là rau. Các loại nấm ăn thực sự là một vương quốc riêng trong thế giới sinh vật. Nấm ăn (trong tự nhiên và nuôi trồng) chứa một lượng lớn chất xơ, chất chống oxy hóa, protein cũng như vitamin và khoáng chất. Là một nguyên liệu nấu ăn được yêu thích trên khắp thế giới, chúng rất bổ dưỡng và giàu hương vị. Các nhà nghiên cứu đang tìm câu trả lời cụ thể cho câu hỏi: liệu ăn nấm có thể chống lại sự suy giảm nhận thức?
Nấm ăn có “bảo bối” gì cho khả năng nhận thức?
Nghiên cứu kéo dài 6 năm, từ 2011 – 2017, với 663 người tham gia từ 60 t.uổi trở lên trong dự án “Ăn kiêng và lão hóa”. Nghiên cứu tập trung vào việc tiêu thụ một số loại nấm phổ biến của người dân Singapore.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng khẩu phần nấm nấu chín, trung bình mỗi phần nặng khoảng 150g. Để đ.ánh giá mối liên quan giữa việc ăn nấm và nguy cơ mắc MCI, các nhà nghiên cứu cũng đo khả năng nhận thức của mỗi người tham gia thông qua các bài kiểm tra tâm thần kinh tiêu chuẩn cao. Các xét nghiệm về thần kinh là các bước được thiết kế đặc biệt có thể đo lường các khía cạnh khác nhau đối với khả năng nhận thức của 1 người.
Phân tích của các nhà nghiên cứu cho thấy rằng ăn nhiều hơn 2 phần nấm nấu chín mỗi tuần có thể giảm nguy cơ mắc MCI hơn 50%.
Các nhà khoa học rất quan tâm đến một hợp chất gọi là ergothioneine (ET) – một chất chống oxy hóa và chống viêm độc đáo mà con người không thể tự tổng hợp được có trong nấm. ET có thể có ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ suy giảm nhận thức.
Nghiên cứu đó cho thấy những người mắc MCI có nồng độ hợp chất ET trong m.áu thấp hơn so với những người cùng t.uổi khỏe mạnh. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu lưu ý, nấm có chứa nhiều chất khác mà vai trò chính xác của nó đối với sức khỏe của não vẫn chưa rõ ràng. Chúng bao gồm hericenone, erinacines, scabronine và dictyophorine – một loạt các hợp chất có thể đóng góp vào sự phát triển của tế bào thần kinh (tế bào não).
Các chất có nguồn gốc từ nấm ăn cũng có thể ức chế sản xuất beta-amyloid và phosphorylated tau – 2 loại protein độc hại thường tích lũy quá mức trong não người mắc bệnh Alzheimer và các dạng sa sút trí tuệ khác.
Nấm có thể giúp chống lão hóa
Các nhà nghiên cứu đã biết rằng nấm là “nguồn giàu nhất” của một chất chống oxy hóa có tên là ergothioneine, nhưng ít ai biết còn có glutathione – một chất chống oxy hóa quan trọng khác. Các quốc gia mà chế độ ăn giàu ergothioneine như Pháp và Ý có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa thần kinh thấp hơn. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ – nơi chế độ ăn uống có lượng ergothioneine thấp, có xác suất mắc các bệnh như bệnh Parkinson và Alzheimer cao hơn.
Ngoài ra, mức độ chất chống oxy hóa khác nhau giữa các loài nấm khác nhau, vì vậy, các nhà nghiên cứu muốn tìm hiểu loài nào có nhiều 2 chất này nhất.
Nấm porcini giàu chất chống oxy hóa nhất
Từ kết quả của nghiên cứu, có thể khẳng định: nấm ăn là nguồn cao nhất của 2 chất chống oxy hóa ergothioneine, glutathione. Trong đó, nghiên cứu chỉ ra nấm porcini (một loại nấm thông) có mức cao nhất trong 13 loài nấm có trong nghiên cứu. Sau đây là những loại nấm phổ biến trong các thực đơn và công dụng của chúng với sức khỏe:
Nấm mỡ (White mushrooms) : chứa nhiều carbohydrate giúp duy trì lượng đường trong m.áu ổn định nên thường được dùng để giảm cân. Đồng thời, chứa nhiều selen giúp ngăn ngừa ung thư tuyến t.iền liệt.
Nấm đông cô (Shiitake mushrooms) : giàu lentinan có công dụng “phá vỡ” các khối u, cũng chứa nhiều vitamin D giúp cơ thể chống lại n.hiễm t.rùng hiệu quả.
Nấm Maitake (Maitake mushrooms : có tác dụng chống ung thư, tăng cường miễn dịch.
Nấm sò (Oyster mushrooms) : chứa nhiều chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu gần đây cũng cho thấy nấm sò có thể chứa nhiều thành phần giúp chống lại virut HIV.
Nấm linh chi (Reishi mushrooms): giúp kháng khuẩn, kháng nấm và chống ung thư. Chúng cũng chứa các chất chống oxy hóa và nhiều acid ganodermic giúp hạ huyết áp và làm giảm nồng độ các cholesterol gây hại cho cơ thể.
Nấm mồng gà (Chanterelle mushrooms): có tính kháng nấm và kháng khuẩn, chứa nhiều kali, vitamin C, vitamin D.
Nấm thông (Porcini mushrooms): ngoài công dụng chống lão hóa, chống viêm đã nói ở trên, nấm thông còn chứa hàm lượng cao chất cytotoxity giúp xác định và tấn công các tế bào gây hại, tăng cường sức khỏe tổng thể.
Nấm hải sản (Shimeji mushrooms): chứa nhiều beta-glucans – thành phần giúp làm chậm quá trình phát triển và t.iêu d.iệt các tế bào ung thư. Thành phần trong nấm hải sản cũng giúp ngăn ngừa những triệu chứng của các bệnh hen suyễn, dị ứng và bệnh đái tháo đường, thúc đẩy hệ miễn dịch và hệ thống phòng chữa bệnh tự nhiên trong cơ thể.
Đáng chú ý là quá trình nấu nấm không làm thay đổi các chất chống oxy hóa vì các hợp chất “rất bền nhiệt”. Đây cũng là khẳng định khiến những người nội trợ, đầu bếp an lòng.