Giữa công việc bộn bề ngày Tết, bà bầu hoàn toàn có quyền được giảm tải. Những điều kiêng kỵ ngày Tết cho bà bầu cũng cần được lưu ý!
Bà bầu cần kiêng kỵ làm việc quá tải trong ngày Tết, chú ý sinh hoạt và ăn uống điều độ đảm bảo sức khỏe cho thai nhi…
Bà bầu tuyệt đối không nên “thể hiện” trong ngày Tết
Cứ đến ngày Tết, hàng loạt nghĩa vụ như dọn dẹp nhà cửa, mua sắm, nấu nướng…nghiễm nhiên lại đổ lên vai phụ nữ trong nhà.
Tuy nhiên, khi đang mang thai, các bà bầu cần được giải phóng, kiêng kỵ làm việc nặng và giảm tải lượng công việc để bảo vệ sức khỏe bản thân và em bé.
Chia sẻ với PV Báo Giao thông, Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trưởng khoa Sản, Trung tâm Y tế Lao động Thái Hà nhấn mạnh, trong những ngày Tết, các mẹ bầu không nên cầu toàn việc nhà, tuyệt đối không nên “thể hiện” với gia đình nhà chồng, tránh lao động quá sức.
“Dù cuộc sống ngày nay đã thay đổi song trong những ngày Tết, các nàng dâu vẫn thường có thói thích thể hiện, phục dịch ở nhà chồng. Điều này dễ dẫn đến lao động quá sức. Đây cũng chính là điều tuyệt đối kiêng kỵ đối với bà bầu. Do đó, khi mang thai, chị em cần nói mẹ chồng và nhà chồng thông cảm, để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng là bảo vệ nòi giống cho nhà chồng”, bà Dung khuyên giải.
Ngoài ra, thói quen sinh hoạt bình thường song lại có hại cũng là điều bà bầu phải lưu tâm. “Bà bầu cần kiêng ngồi xổm khi làm các việc nhà hoặc với quá cao tầm… Bên cạnh đó, ngày Tết đa phần đều khó tránh khỏi chuyện phải đi chỗ này chỗ kia, để thực hiện nghĩa vụ thăm hỏi họ hàng. Tuy nhiên, các bà bầu nên lưu ý cần tránh những nơi đông đúc, thường tiềm ẩn mầm bệnh, những yếu tố rủi ro cho sức khỏe”, vị Bác sỹ khuyến cáo.
Những món ăn ngày Tết bà bầu phải kiêng?
Theo bà Dung, để giữ sức khỏe cho bản thân và thai nhi, bà bầu cần kiêng ăn đồ ngọt, thức uống có ga hoặc có cồn như rượu, bia… Trong trường hợp “nhạt mồm, nhạt miệng”, có thể ăn bánh, mứt hay các loại hạt nhưng chú ý kiểm soát liều lượng.
Trước nỗi lo bữa cơm ngày Tết có quá nhiều chất béo, dễ gây đầy bụng cho bà bầu, Bác sỹ Dung trấn an: “Thông thường các vị trong mâm cỗ ngày Tết có thể dung hòa cho nhau. Chẳng hạn thịt mỡ, bánh chưng ăn với rưa hành hay kiệu muối. Do đó, bà bầu nên ăn lượng vừa phải, kiêng ăn quá nhiều đồ chua cay hoặc các món gỏi tái…”
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bà bầu, Bác sỹ Dung cũng lưu ý cách chế biến thức ăn ngày Tết. “Chế biến thực phẩm ngày Tết sao cho vừa đủ, không để dư thừa. Ăn không hết lại không dám đổ đi, phải ăn cố hoặc ăn lại thì rất nguy hại tới bà bầu”, nữ bác sỹ chia sẻ.
Phụ nữ cần cảnh giác với cơn đau bụng dữ dội
Thai ngoài tử cung là một bệnh lý sản phụ khoa gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ, có thể đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời.
Chị Đào T H (30 t.uổi, trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng đau bụng hạ vị dữ dội, chậm kinh 10 ngày, huyết áp tụt 90/50 mmHg, da niêm mạc nhợt nhạt.
Bệnh nhân được thăm khám lâm sàng và chỉ định làm siêu âm, các xét nghiệm cận lâm sàng…Kết quả cho thấy bệnh nhân có nhiều dịch tự do ổ bụng, Beta HCG m.áu 1860 mUI/ml. Các bác sĩ đã hội chẩn chuyên khoa và thống nhất chẩn đoán shock mất m.áu do thai ngoài tử cung vỡ. Ngay lập tức báo động đỏ cấp cứu nội viện được kích hoạt, bệnh nhân được chuyển thẳng phòng mổ xử trí theo tổn thương dưới sự phối hợp khẩn trương của các chuyên khoa Sản – Gây mê hồi sức – Huyết học Truyền m.áu.
Trường hợp của Nguyễn Thị Ch. (42 t.uổi, ngụ tại quận Đống Đa, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng nguy kịch, choáng, xuất huyết nội do thai ngoài tử cung vỡ.
Trước đó, chị Ch. đau bụng ói, đến khám bệnh được chẩn đoán rối loạn tiêu hóa, được cho làm các xét nghiệm cần thiết và siêu âm bụng tổng quát.
Trong thời gian chờ kết quả, bệnh nhân đau bụng dữ dội, chóng mặt, người tái nhợt, mạch nhanh nhẹ khó bắt, huyết áp không còn. Bệnh nhân được khẩn trương chuyển đến khoa hồi sức cấp cứu bệnh viện. Bệnh nhân bị chậm kinh 2 tuần, siêu âm trước đó cho thấy có dịch ổ bụng, túi thai cạnh tử cung. Các bác sĩ đã nhanh chóng chẩn đoán choáng xuất huyết nội do thai ngoài tử cung vỡ. Ngay lập tức, bệnh viện phải bật quy trình báo động đỏ nội viện được kích hoạt đến khoa sản, khoa phẫu thuật gây mê hồi sức để mổ cấp cứu.
Đau bụng dữ dội có thể dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
Theo bác sĩ sản khoa Lê Thị Kim Dung – Trung tâm Y tế lao động Thái Hà, chửa ngoài tử cung rất nguy hiểm.
Đây là tình trạng có thai, nhưng khối thai lại không phát triển trong lòng tử cung như bình thường. Các vị trí có thể gặp là vòi trứng, buồng trứng, trong ổ bụng, ở cổ tử cung, trên vết mổ thành tử cung. Vòi trứng là nơi thường gặp nhất. Thai đóng ở chỗ nối của vòi trứng và tử cung, gọi là thai đoạn kẽ (có thể nghe các tên thai sừng, thai góc, nhưng gọi là thai đoạn kẽ là chính xác nhất) là nguy hiểm nhất vì có thể gây vỡ sớm hơn, ra m.áu nhiều và nhanh hơn, khó chẩn đoán hơn và sau khi xử trí, nhiều khả năng không có thai lại được sau này.
Chính vì vậy, bác sĩ Dung cho biết khi có các dấu hiệu sau cần cảnh giác với thai ngoài tử cung.
Thứ nhất, đau quặn bụng và vùng chậu
Đau quặn bụng là triệu chứng thông thường của thai kỳ, tuy nhiên nếu cơn đau quặn và đột ngột, thường bắt đầu ở một bên bụng, tăng dần lên và đau khắp vùng chậu thì đây là một dấu hiệu có thể thai ngoài tử cung bị vỡ.
Thứ hai, đau nhói cổ, vai
Nguyên nhân là do m.áu từ vết bục thai ngoài tử cung tác động lên cơ hoành gây đau nhói cổ và vai, cơn đau rõ ràng, ổn định, khó giảm bằng các cách thông thường như massage, chườm nóng. Đau nhói cổ vai được xem là một trong những báo động đặc trưng của thai ngoài tử cung bị vỡ.
Thứ ba, hoa mắt chóng mặt, ngất xỉu
Mất m.áu do thai ngoài tử cung vỡ dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt ngất xỉu. Hãy thông báo với bác sĩ tình trạng này khi trong thai kỳ. Những triệu chứng hoa mắt chóng mặt có thể là bình thường nhưng nếu là ngất xỉu thì không phổ biến, cần chẩn đoán loại trừ nguyên nhân thai ngoài tử cung.
Thứ tư, ra m.áu nâu
Xuất huyết nhẹ có thể là dấu hiệu thai ngoài tử cung, tuy nhiên khi mà xuất huyết ồ ạt với m.áu đỏ tươi, hãy cấp cứu ngay lập tức. Một trong những nguyên nhân là do thai ngoài tử cung bị vỡ.
Thứ năm sốc, choáng
Xuất huyết do thai tử cung bị vỡ khiến thai phụ bị choáng sốc. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của 20% trường hợp chửa ngoài tử cung, thai phụ bị choáng huyết áp giảm mạnh, môi và móng tay xanh tái, toát mồ hôi. Lúc này, thai phụ như bị kích động, hơi thở nông và mạch đ.ập nhanh. Hãy khẩn cấp nhập viện cấp cứu kịp thời khi có triệu chứng này.