Diễn biến của bệnh liên cầu lợn rất nhanh. Từ lúc ăn tiết canh mắc liên cầu lợn đến lúc sức khỏe nguy kịch chỉ trong 2-3 ngày. Mặc dù được điều trị hồi sức tối đa, bệnh nhân vẫn rơi vào tình cảnh nặng nề.
BS Đồng Phú Khiêm, Phó khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
BS Đồng Phú Khiêm, Phó khoa Hồi sức tích cực, BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, tình trạng bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn gia tăng vào dịp Tết. Chủ yếu do thói quen g.iết mổ lợn nhiều vào dịp Tết và thói quen ăn tiết canh cuối năm.
Đặc biệt, có nhiều người có tâm lý nuôi lợn sạch nên cho rằng không có nguy cơ lây bệnh. Nhưng thực tế, BS Khiêm cho rằng, đó là suy nghĩ sai lầm vì lợn khỏe cũng không loại trừ mắc vi khuẩn.
“Với lợn sạch, khỏe mạnh vì vi khuẩn vẫn có thể khu trú ở trong hầu họng và không gây bệnh tật gì cho lợn, không phát hiện ra. Trong quá trình làm tiết lợn, vi khuẩn vẫn có nguy cơ lây bệnh cho người nếu chúng ta ăn tiết canh. Nếu sức đề kháng kém, vi khuẩn sẽ lây rất nhanh”, BS Khiêm cho hay.
Dịp gần Tết những năm gần đây ghi nhận nhiều ca mắc liên cầu lợn nhập BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Các ca bệnh vào viện đều trong tình trạng suy đa tạng, viêm màng não mủ, điều trị hồi sức khó khăn.
“Hầu hết các ca liên cầu lợn đều nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc suy đa tạng, gây viêm màng não nặng. Trong đó, có 50-60% trường hợp phát hiện thấy căn nguyên, viêm màng não do liên cầu lợn”, BS Khiêm cho hay.
Bệnh liên cầu lợn thường hay gặp chủ yếu ở người nông dân, hay uống rượu nhiều, sống không đối tốt với gia đình làng xóm, bảo hiểm không có. Có nhiều trường hợp cơ hội chữa lớn nhưng vì bảo hiểm không có, gia đình kinh tế khó khăn nát rượu nên gia đình không quyết tâm điều trị mà nhất quyết xin về. Nhiều trường hợp, các bác sĩ BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương phải kêu gọi các nguồn hỗ trợ, ủng hộ để quyết tâm điều trị cho bệnh nhân.
Triệu chứng của liên cầu lợn là bệnh gây hoại tử da đầu, tay, mặt và nhìn rất rõ bằng mắt thường. Có trường hợp bệnh nhân phát hiện sớm, được điều trị khỏi nhưng để lại di chứng điếc tai, hoại tử các đầu ngón tay, buộc phải tháo cụt.
Tuy nhiên, đa phần người ăn tiết canh ở con lợn bệnh bị phơi nhiễm nguồn lây khoảng 20 giờ sau khi ăn gỏi, tiết canh sẽ có biểu hiện sốt, đau bụng, buồn nôn, nổi ban trên người nhanh. Từ lúc ăn đến lúc bệnh nhân có biểu hiện nặng chỉ 2-3 ngày, mặc dù được điều trị hồi sức tối đa vẫn nguy cơ nặng. Nếu bệnh nhân sống được, gia đình phải chi phí tới 200-300 triệu đồng mới thoát khỏi tình trạng ngộ độc.
Cuối năm, cảnh giác với bệnh liên cầu lợn
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Thân Mạnh Hùng – Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh liên cầu lợn xảy ra rải rác quanh năm, nhưng cứ vào dịp cuối năm (tính theo âm lịch), bệnh có xu hướng gia tăng.
Đáng chú ý, bệnh liên cầu lợn không chỉ xảy ra với những trường hợp ăn tiết canh sống, nem sống, mà cả người làm thịt lợn, bán thịt…cũng có nguy cơ, do tiếp xúc trực tiếp với thịt có mầm bệnh.
Nguy hiểm tính mạng từ thói quen ăn uống
Thời gian qua, bất chấp những nguy cơ cảnh báo lây nhiễm liên cầu khuẩn khi ăn tiết canh, chế phẩm từ lợn không được chế biến kĩ, nhiều người đã phải nhập viện trong tình trạng nguy hiểm tính mạng.
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng
Bác sĩ Thân Mạnh Hùng cho biết, vào dịp chuẩn bị đến ngày lễ, ngày Tết ở Việt Nam, tại các vùng quê thường có thói quen “đụng lợn”, tức là nhiều nhà sử dụng chung 1 con lợn. Đặc biệt, món ăn phổ biến nhất trong những ngày này là tiết canh.
Tiết canh là một thực phẩm sống không được chế biến nên tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ lây nhiễm liên cầu lợn cho người sử dụng. “Bệnh liên cầu lợn, ngoài việc lây qua đường tiêu hóa như ăn uống các loại tiết canh, các loại sản phẩm tái, sống từ lợn thì bệnh liên cầu lợn có thể lây từ lợn qua người qua các vết xước ngoài da. Đến thời điểm này, đây là 2 nguồn lây chính của bệnh liên cầu lợn”, bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Cũng theo chia sẻ của Phó Trưởng khoa Cấp cứu, thời gian gần đây, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân có sử dụng các chế phẩm từ lợn mà không được chế biến kĩ, dẫn đến tình trạng bệnh nhân nhập viện trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết do liên cầu lợn. Cụ thể, cách đây vài ngày, bệnh viện đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nữ, 61 t.uổi, ở Hà Nội.
Bệnh nhân này ăn lòng trần, khi vào viện bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, xuất hiện những hoại tử vùng mặt, chân tay, sau đó sốc nhiễm khuẩn. Theo đó, mặc dù được lọc m.áu rất sớm, hồi sức rất tích cực, tuy nhiên bệnh nhân đã chuyển sang suy đa tạng, rối loạn đông m.áu rất nặng thì những biện pháp hồi sức không còn kết quả nữa. Các bác sĩ đã giải thích tình trạng của bệnh nhân với tiên lượng nặng cho gia đình, gia đình đã xin đưa bệnh nhân về.
Đây không phải là một trong những trường hợp hiếm, bởi những trường hợp nhiễm khuẩn huyết dẫn đến thành sốc thì tỉ lệ t.ử v.ong là cao. Thậm chí, mỗi năm, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận khoảng vài chục ca mắc bệnh liên cầu lợn ở dạng nặng, sốc suy đa tạng. Còn những trường hợp những ca bệnh gây viêm màng não nặng chiếm 50-60% các trường hợp viêm màng não mà bệnh viện điều trị, phát hiện thấy căn nguyên.
Không chỉ riêng Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, các bệnh viện trên địa bàn cả nước cũng thường xuyên phải tiếp nhận các ca bệnh liên quan đến bệnh liên cầu lợn. Trước đó, hồi cuối tháng 8, tại Bệnh viện E cũng đã tiếp nhận, điều trịnam thanh niên (29 t.uổi, ở Xuân Phương, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) n.hiễm t.rùng huyết do liên cầu lợn với triệu chứng rất nặng.
Cách đó 3 ngày, bệnh nhân có ăn tiết canh lợn trong liên hoan ở công ty. Sau đó, bệnh nhân xuất hiện sốt cao, ý thức lơ mơ, chậm chạp, buồn nôn và nôn, kích thích nhiều, gáy cứng. Bệnh nhân đã tự điều trị ở nhà nhưng không đỡ.
Thậm chí, bệnh nhân còn có một cơn co giật gây mất ý thức toàn thân trong 4-5 phút. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, rối loạn ý thức, hôn mê, kích thích vật vã, xuất hiện hội chứng n.hiễm t.rùng không có dấu hiệu liệt thần kinh khu trú.May mắn, bệnh nhân đã được điều trị khỏi.
Đừng để mất Tết…
Theo bác sĩ Thân Mạnh Hùng, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, tính đến thời điểm này, so với mọi năm, các bệnh nhân mắc bệnh liên cầu lợn nhập viện có vẻ giảm hơn 1 chút. Có thể, việc giảm này phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân, thứ nhất, lâu nay do giãn cách xã hội làm cho mức tiêu thụ thịt lợn có giảm đi; thứ 2, có thể do điều kiện về kinh tế, hoặc những vấn đề sau các vụ dịch, như dịch tả lợn nguồn cung cấp thịt lợn cũng ít hơn.
“Việc giảm số bệnh nhân nhập viện do liên cầu lợn là đáng mừng, tuy nhiên cũng không thể chủ quan, vì dịp Tết Nguyên đán sắp tới khi các buổi lễ hội, tiệc tùng diễn ra nhiều thì nguy cơ vẫn còn rất lớn. Do vậy, để có một cái Tết an toàn, người dân cần chủ động bỏ những thói quen ăn uống không tốt, chủ động bảo vệ mình tránh những nguy cơ”, bác sĩ Hùng khuyến cáo.
Bệnh liên cầu lợn gây những biến chứng nặng cho cơ thể
Liên quan đến nguy cơ nhiễm bệnh liên cầu lợn ngày Tết, bác sĩ Đồng Phú Khiêm – Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, nhiều người dân còn rất chủ quan với bệnh này. Đặc biệt, mọi người thường có quan điểm sai lầm khi cho rằng lợn do gia đình nuôi, lợn chăn nuôi dân dã, thả rông là lợn sạch và có thể ăn tiết canh.
Tuy nhiên, bất kể giống lợn nào, được chăn nuôi trong điều kiện nào thì vẫn có nguy cơ nhiễm liên cầu lợn. Thông thường thì vi khuẩn liên cầu thường cư trú ở vùng họng của lợn mà không gây bệnh cho con vật do đó những con lợn này trở thành lợn lành mang mầm bệnh và bệnh chỉ phát ra ở những con lợn có sức miễn dịch yếu. Tỷ lệ mang mầm bệnh liên cầu khuẩn không triệu chứng trong một đàn lợn khoảng 60%-100%.
Cũng theo bác sĩ Khiêm, với bệnh liên cầu lợn thì tốt nhất là nên phòng, bởi khi người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn, bệnh sẽ diễn biến cực kỳ nhanh chóng g.ây s.ốc nhiễm khuẩn, hôn mê và suy đa phủ tạng. “Tùy thuộc vào cơ địa từng người, nhiều người phát hiện sớm và điều trị sớm thì sẽ có cơ hội cứu sống nhưng di chứng thì cũng có thể có.
Còn lại, đa phần có người từ lúc ăn, phơi nhiễm với nguồn lây, ăn tiết canh, ăn gỏi, ăn thịt lợn sau khoảng 20h sẽ có triệu chứng sốt, đau bụng, buồn nôn, nôn, nổi ban rất nhanh. Có những người từ lúc ăn đến lúc trở bệnh nặng không làm gì được chỉ khoảng 2-3 ngày. Mặc dù tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã điều trị hồi sức tối đa, lọc m.áu, thở máy…thì bệnh nhân vẫn có nguy cơ nặng. Những trường hợp cứu sống được thì các y bác sĩ cũng như người nhà đã phải đổ rất nhiều công sức…”, bác sĩ Khiêm cho biết./.