Viêm tụy cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của nhu mô tụy bao gồm cả các thương tổn kèm theo ở nhiều mức độ khác nhau của các cơ quan lân cận cũng như các biến chứng toàn thân.
Viêm tụy cấp ngày càng phổ biến với tần suất mắc vào khoảng 25-75 trường hợp/100.000 dân/năm, trong đó 10-30% là viêm tụy cấp nặng.
Lạm dụng rượu bia là một trong những nguyên nhân viêm tụy cấp
Có nhiều yếu tố nguyên nhân trong bệnh sinh viêm tụy cấp, nhưng cơ chế chủ yếu của viêm tụy cấp đến nay vẫn chưa được hoàn toàn biết rõ. Có một vài lý do hay được nhắc đến, trong đó nhiều trường hợp viêm tụy cấp có sỏi mật kèm theo, tỷ lệ chiếm 40-70%, thường diễn tiến cấp tính và cải thiện khi sỏi tự thoát hoặc lấy đi.
Lý do về mặt giải phẫu giữa đường mật và ống tụy có chỗ đổ chung nhau nên một số trường hợp sỏi mật làm tắc ống tụy, dẫn đến ứ đọng và gây nên viêm tụy. Mặc dù còn nhiều vấn đề nghiên cứu chưa thấy rõ về mặt sinh bệnh học nhưng mối liên quan giữa sỏi mật và viêm tụy cấp được nhiều tác giả ủng hộ. Cũng tương tự như vậy, nếu có giun trong đường mật, chui xuống làm tắc nghẽn chỗ đổ chung này sẽ gây viêm tụy.
Viêm tụy cấp do rượu cũng hay gặp, chiếm tỷ lệ 25-35%, biểu hiện từ những đợt viêm tụy riêng biệt đến tình trạng viêm tụy mạn tính không hồi phục. Người ta đã nghiên cứu và thấy rượu làm tăng độ tập trung protein trong dịch tụy, sự lắng đọng protein sẽ dẫn đến hiện tượng vôi hóa, viêm tụy.
Ngoài ra còn có nguyên nhân do thuốc: một số thuốc có thể là nguyên nhân như azathioprine, thuốc ức chế men chuyển, sulfasalazin, estrogens,… hoặc tác nhân n.hiễm t.rùng, bất thường chuyển hóa như tăng calci m.áu, cường tuyến cận giáp. Ở một số bệnh nhân không tìm rõ nguyên nhân với tỷ lệ khoảng 10-20%. Lưu ý, nếu bệnh nhân dưới 30 t.uổi, t.iền căn gia đình có viêm tụy và không rõ nguyên nhân nên thử nghiệm về gene để xác định viêm tụy cấp di truyền do đột biến gene.
Dấu hiệu nhận biết
Khi bị viêm tụy cấp, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng, chủ yếu đau vùng thượng vị, đau dữ dội, đột ngột sau bữa ăn thịnh soạn. Đau thường kéo dài, lan ra sau lưng, hoặc hạ sườn 2 bên.
Tiếp theo bệnh nhân có biểu hiện nôn và buồn nôn, thường xảy ra sau đau, nôn xong không đỡ hay hết đau (khác viêm dạ dày cấp), thường nôn ra dịch dạ dày, dịch mật, thể nặng có thể nôn ra dịch m.áu loãng. Trướng bụng và bí trung đại tiện: nhất là với các thể viêm tụy cấp hoại tử nặng, một số trường hợp lại đi ngoài lỏng nhiều lần. Khi thăm khám bác sĩ có thể thấy bụng trướng nhẹ, phản ứng thành bụng, không có co cứng thành bụng, nhu động ruột giảm hoặc mất do liệt ruột, gõ đục vùng thấp (dịch tự do ổ bụng), các dấu hiệu của nguyên nhân như tắc mật…
Viêm tụy cấp ở bệnh nhân nam, hình ảnh của MRI cho thấy tụy bị phù to (mũi tên).
Ngoài ra, tùy bệnh cảnh bệnh nhân có thể có: rối loạn ý thức, nhịp tim nhanh, huyết áp tụt, sốt, thiểu niệu hoặc vô niệu… Các xét nghiệm cho thấy tăng amylase và lypase trong huyết thanh, trên 3 lần so với bình thường. Hình ảnh siêu âm kết quả cho thấy tụy to, có thể to toàn bộ hay từng phần; bờ, nhu mô tụy không đều; có thể có dịch quanh tụy và trong ổ bụng. Chụp cắt lớp vi tính sẽ giúp chẩn đoán xác định viêm tụy cấp, chẩn đoán xác định viêm tụy cấp nặng thông qua hình ảnh các biến chứng.
Sự nguy hiểm của viêm tụy cấp
Viêm tụy cấp là bệnh tổn thương viêm nhu mô tuyến tuỵ cấp tính từ nhẹ đến nặng và có thể gây t.ử v.ong. Viêm tụy cấp có thể tạo điều kiện cho các enzym hoạt hóa và các chất độc như cytokine tràn ra ngoài tụy và đổ vào ổ bụng gây viêm phúc mạc, sốc n.hiễm t.rùng và lan sang các bộ phận khác vô cùng nguy hiểm. Chất độc cũng có thể được hấp thu từ ổ bụng vào mạch bạch huyết và sau đó vào m.áu gây nên tụt huyết áp, n.hiễm t.rùng huyết (một bệnh rất nặng) và tổn thương các cơ quan bên ngoài ổ bụng.
Cần làm gì?
Phần lớn viêm tụy cấp là thể phù điều trị chủ yếu bằng phương pháp nội khoa, bệnh sẽ thoái triển sau 5-7 ngày. Các biện pháp thông thường là: hút dịch vị, nuôi dưỡng bằng đường tĩnh mạch khi các triệu chứng đau giảm nhiều mới bắt đầu cho ăn dần, bắt đầu là nước đường, đến nước cháo đường, rồi cháo để giảm sự tiết dịch tụy; bù nước và điện giải để đảm bảo thăng bằng kiềm toan, tùy theo điều kiện và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định cho dùng các loại thuốc giảm tiết, kháng sinh phù hợp.
Ở bệnh nhân có t.iền sử sỏi hoặc giun chui đường mật, hoặc sau bữa ăn thịnh soạn có sử dụng nhiều rượu, mà xuất hiện đau bụng cấp, cần đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để khám và điều trị hợp lý, kịp thời, tránh các biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra. Cách tốt nhất là giữ gìn vệ sinh trong ăn uống, định kỳ 6 tháng đến 1 năm tẩy giun 1 lần để tránh mắc ký sinh trùng đường ruột; ăn uống hợp lý, tránh sử dụng bia, rượu quá nhiều để đảm bảo cho cơ thể luôn luôn được khỏe mạnh.
Bệnh do rối loạn chuyển hóa đang gia tăng
Kinh tế phát triển, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Trước yêu cầu của sự phát triển thì công việc và áp lực cuộc sống cũng đè nặng trên vai mỗi người lao động, đặc biệt là lớp trẻ với công việc ít vận động, hoạt động trí não và làm việc nhiều với máy tính.
Chế độ ăn uống không cân đối (nhiều thịt), bia, rượu và khó kiểm soát. Thời gian làm việc nhiều, không có thời gian để nghỉ ngơi, vui chơi và giải trí. Do vậy, chuyển hóa trong cơ thể cũng có nhiều thay đổi và dễ có sự rối loạn nếu không kiểm soát chế độ ăn uống và luyện tập mỗi ngày.
Các rối loạn chuyển hóa thường gặp
Rối loạn chuyển hóa lipid m.áu: Lipid m.áu gồm cholesterol, triglycerid, HDL-C và LDL-C các Apo A và Apo B. Nếu để tình trạng rối loạn thừa lipid m.áu kéo dài sẽ có nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch, bệnh viêm tụy cấp, bệnh mạch vành, bệnh goutte… làm ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, thậm chí cả tính mạng người bệnh.
Rối loạn chuyển hóa acid amin: Bệnh này gây ra là do chế độ ăn quá nhiều thức ăn chứa acid amin có nhân purin như thịt bò, thịt chó, thịt các loại thú rừng và các loại ngũ tạng động vật… uống nhiều bia, rượu. Quá trình chuyển hóa các acid amin có nhân purin và thoái hóa acid nucleic của cơ thể tạo ra acid uric.
Nồng độ acid uric m.áu tăng gây tình trạng lắng đọng các chất này tại các khớp và các mô mềm gây bệnh goutte. Acid uric được bài xuất qua thận nên khi lượng acid uric trong nước tiểu tăng quá mức bình thường có thể bị kết tủa và hình thành sỏi urat trong hệ tiết niệu…
Rối loạn chuyển hóa glucose: Tình trạng tăng glucose m.áu mạn tính sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường (ĐTĐ). Xét nghiệm đường huyết bình thường khi đói (bằng phương pháp hexsokinase) có trị số dưới 4,6 mmol/l, rất ít khả năng bị bệnh ĐTĐ; khi nồng độ glucose m.áu lúc đói dao động từ 4,7-5,5 mmol/l, bệnh nhân cần kiểm tra thêm xét nghiệm định lượng HbA1C để giúp phát hiện tình trạng tăng glucose m.áu trung bình trong thời gian 3 tháng kể từ thời điểm lấy m.áu làm xét nghiệm trở về trước. Nếu glucose m.áu trên 5,6mmol/l, bệnh nhân cần làm nghiệm pháp tăng glucose huyết để chẩn đoán sớm bệnh lý ĐTĐ.
Chú ý xét nghiệm glucose huyết để có kết quả chính xác thì mẫu m.áu sau khi lấy phải được phân tích ngay trong 1 giờ đầu hoặc có chất bảo quản glucose tránh hiện tượng giảm glucose m.áu do hiện tượng p.hân h.ủy glucose của vi khuẩn môi trường.
Ước tính trong những giờ đầu glucose m.áu giảm 7% mỗi giờ. Ngoài ra, để chẩn đoán và điều trị bệnh ĐTĐ, bệnh nhân cần định lượng insulin m.áu và peptid C để đ.ánh giá tình trạng insulin của cơ thể. Insulin là một hormon của tuyến tụy có vai trò làm giảm glucose m.áu. Khi nồng độ hoặc chất lượng insulin giảm sẽ gây bệnh ĐTĐ type II (một bệnh khá phổ biến hiện nay).
Rối loạn chuyển hóa nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm.
Lời khuyên của thầy thuốc
Phát hiện sớm và điều trị sớm các bệnh lý do rối loạn chuyển hóa giúp bệnh nhân phòng bệnh kịp thời, hiệu quả điều trị bệnh sẽ cao hơn rất nhiều so với khi đã mắc bệnh nặng thì việc điều trị là rất khó khăn, tốn kém và thậm chí phải điều trị suốt đời.
Thực tế, những chế độ sinh hoạt trong đời sống có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Do đó, để bảo vệ sức khỏe, mọi người nên xây dựng cho mình một lối sống tích cực. Cụ thể: Xây dựng và duy trì thói quen rèn luyện thể dục hằng ngày: dành ít nhất 30 phút để tập luyện thể thao hoặc những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ,…
Duy trì cân nặng hợp lý: giữ trọng lượng cơ thể ở mức cân bằng, phù hợp với chỉ số khối cơ thể BMI với từng cá nhân. Đối với những người bị béo phì, nên giảm khoảng 5-10% cân nặng cơ thể để nồng độ insulin được giảm bớt. Đồng thời hạn chế nguy cơ mắc phải một số bệnh lý như ĐTĐ hoặc tăng huyết áp.
Xây dựng thực đơn và chế độ ăn uống hợp lý: Những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ (chủ yếu có trong hoa quả và rau củ) thường rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, protein và chất đạm cũng rất cần thiết. Tuy nhiên, nên hạn chế những thức ăn giàu chất béo, ít cholesterol. Tuyệt đối không hút t.huốc l.á vì t.huốc l.á có khả năng làm cơ thể tăng đề kháng insulin. Bệnh nhân bị tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu hoặc ĐTĐ nên tích cực điều trị bệnh…