B.é g.ái 5 t.uổi được phẫu thuật thành công u nang bì buồng trứng

Thầy thuốc BV Sản Nhi Bắc Giang vừa phẫu thuật thành công nội soi cấp cứu thành công cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn cho cháu Nguyễn B.L. (5 t.uổi, trú tại huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang), đồng thời giúp bảo tồn toàn bộ vòi trứng và buồng trứng cho trẻ.

BS CKI Phạm Đăng Bình, Phó Trưởng Khoa Ngoại – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết: “Cháu Nguyễn B.L. được đưa đến BV Sản Nhi Bắc Giang trong tình trạng đau bụng cơn liên tục vùng hạ vị và hố chậu phải, kèm nôn trớ thức ăn và được chuyển vào Khoa Ngoại để các bác sĩ theo dõi.

Tại Khoa Ngoại, trẻ được chỉ định làm các xét nghiệm cần thiết, siêu âm Doppler và chụp X-quang. Sau khi có kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, chúng tôi có chẩn đoán sơ bộ ban đầu là trẻ bị u nang buồng trứng phải xoắn và mời các bác sĩ Khối Sản là BS CKII Thân Ngọc Bích – Trưởng Khoa Sản I; BS CKII Hoàng Vân Yến – Trưởng Khoa Đẻ hội chẩn và thống nhất chẩn đoán xác định cháu Nguyễn B.L. mắc u nang bì buồng trứng phải xoắn.

Bé gái 5 t.uổi được phẫu thuật thành công u nang bì buồng trứng - Hình 1

Các thầy thuốc phẫu thuật nội soi cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn cho cháu B.L. 5 t.uổi

Khối u to với kích thước 6 x 8 cm chiếm gần trọn tiểu khung và hố chậu phải. Đồng thời có chỉ định phẫu thuật nội soi cấp cứu cắt bỏ khối u bằng phương pháp gây mê nội khí quản và cố gắng bảo tồn buồng trứng cho trẻ.

Với phương pháp phẫu thuật nội soi này giúp giảm chấn thương, giảm c.hảy m.áu, hạn chế nguy cơ dính ruột, tắc ruột sau mổ, vết mổ mang tính thẩm mỹ hơn và giúp bệnh nhi phục hồi sức khỏe nhanh hơn sau phẫu thuật.

Cuộc phẫu thuật được thực hiện bởi BS CKII Thân Ngọc Bích – Trưởng Khoa Sản I tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn cho bệnh nhi B.L. bằng các dụng cụ nội soi qua 3 lỗ Trocar.

Quan sát trong ổ bụng bệnh nhi thấy buồng trứng phải có khối u nang kích thước 6 x 8 cm xoắn 1,5 vòng, kèm theo xoắn cả buồng trứng và vòi trứng phải, khối tổ chức bị xoắn đã chuyển màu tím sẫm. BS CKII Thân Ngọc Bích tiến hành tháo xoắn và bóc tách, cắt bỏ khối u nang bì buồng trứng phải, bảo tồn được vòi trứng, loa vòi trứng và phần buồng trứng lành cho bệnh nhi.

Mẫu bệnh phẩm lấy ra từ khối u nang bì buồng trứng phải xoắn của bệnh nhi B.L. có chứa các cấu trúc như: da, tóc, răng, xương và một số tổ chức giống bã đậu…

Bé gái 5 t.uổi được phẫu thuật thành công u nang bì buồng trứng - Hình 2

Khối u nang bì buồng trứng phải xoắn kích thước 6 x 8 cm đã chuyển màu tím sẫm trong ổ bụng của bệnh nhi 5 t.uổi

Sau hơn 2 tiếng phẫu thuật, ca phẫu thuật đã được thưc hiện thành công. Sau 6 tiếng được theo dõi sát sao trong Phòng Hồi sức hậu phẫu, cháu Nguyễn B.L. được chuyển về điều trị tại Khoa Ngoại – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang.

Hai ngày sau ca phẫu thuật, sức khỏe cháu B.L. phục hồi tốt, da niêm mạc hồng hào, ăn ngủ tốt, có thể vận động nhẹ nhàng được. Và 01 tuần sau mổ là cháu B.L. được xuất viện về nhà với gia đình.

Theo các bác sĩ: U nang buồng trứng là một khối chứa dịch hoặc chất rắn có dạng như bã đậu phát triển bất thường trên hoặc bên trong buồng trứng. Khối u này có thể là các mô mới khác thường hay là sự tích tụ dịch tạo thành một nang trên buồng trứng và thường có 03 loại: u nang nước, u nang bì và u nang nhầy. U nang buồng trứng thường gặp ở phụ nữ trong độ t.uổi sinh sản nhưng cũng có thể gặp ở những t.rẻ e.m gái, 90% khối u được phát hiện ở trẻ là lành tính.

U nang buồng trứng xoắn là một biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng. Cho tới thời điểm hiện tại, bệnh nhi B.L 05 t.uổi là b.é g.ái thứ 03 và nhỏ t.uổi nhất bị u nang buồng trứng

Mẹ dùng xilanh bơm nước muối rửa mũi cho con, bé 3 tháng t.uổi ngừng thở, tím tái toàn thân

Gia đình đã dùng xilanh bơm nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên, khi đang được vệ sinh mũi thì bé xuất hiện cơn ngừng thở và tím tái toàn thân.

Mẹ dùng xilanh bơm nước muối rửa mũi cho con, bé 3 tháng t.uổi ngừng thở, tím tái toàn thân - Hình 1

Các bác sĩ chăm sóc cho bệnh nhi tại BV (Ảnh: BVCC)

Ngày 11/1, bác sĩ Lê Nguyệt Minh, Phó Trưởng Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc (BV Sản nhi Bắc Giang) cho biết, BV đang điều trị cho bệnh nhi Hà Khang A. (3 tháng t.uổi, trú tại Thành phố Bắc Giang) bị nguy kịch sau khi rửa mũi bằng nước muối sinh lý.

Trước đó, tối 1/1, Khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực và Chống độc (BV Sản Nhi Bắc Giang) tiếp nhận bệnh nhân A. trong tình trạng kích thích, tím tái toàn thân, thở gắng sức rõ và nhịp tim nhanh. Nguyên nhân ban đầu được xác định do trẻ do bị sặc nước muối sinh lý sau khi cha mẹ dùng rửa mũi cho bé.

Gia đình cho biết, trước đó bé bị nghẹt mũi, quấy khóc. Gia đình đã dùng xilanh bơm nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Tuy nhiên, khi đang được vệ sinh mũi thì bé xuất hiện cơn ngừng thở và tím tái toàn thân. Ngay lập tức cháu được người nhà hô hấp nhân tạo và đưa vào nhập viện Sản Nhi Bắc Giang.

Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán xác định cháu Khang A. bị Hội chứng xâm nhập do dịch rửa mũi họng chảy qua thanh quản vào khí quản gây co thắt thanh, khí quản, khiến trẻ bị khó thở cấp tính và thiếu oxy trầm trọng. Tuy nhiên rất may là gia đình đã kịp thời hô hấp nhân tạo cho trẻ trước khi đưa trẻ nhập viện.

Tại BV, sau khi được y bác sỹ thực hiện các biện pháp cấp cứu kịp thời, cháu A. đã thoát khỏi cơn nguy kịch. Sau 2 tiếng kể từ khi nhập viện, tình trạng trẻ ổn định, trẻ thở đều, da hồng hào, ăn sữa tốt. Đến hôm nay, bé đã được xuất viện về với gia đình.

Theo các bác sĩ, rửa mũi là một phương pháp hiệu quả trong phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh chưa trang bị đầy đủ kiến thức về phương pháp này đã áp dụng sai cách, sử dụng sai dung dịch hoặc lạm dụng việc rửa mũi cho bé. Điều này đã gây nên nhiều biến chứng nghiêm trọng ở trẻ như: Viêm họng, viêm tai giữa, tổn thương niêm mạc mũi, có thể khiến tình trạng n.hiễm t.rùng của trẻ nặng hơn, thậm chí là đe doạ tới tính mạng của trẻ.

Theo bác sĩ Minh, trong trường hợp không cần thiết, các bậc phụ huynh tuyệt đối không được lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ. Bởi trong mũi, họng đều có một lượng dịch tự nhiên đủ để bôi trơn niêm mạc, có tác dụng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn và bụi bẩn.

Việc thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để phòng bệnh một mặt có thể khiến trẻ bị n.hiễm t.rùng nặng hơn do dụng cụ rửa mũi không được vô trùng, mặt khác rửa mũi thường xuyên sẽ làm khô lớp chất nhầy có tác dụng giữ ẩm, sát khuẩn tự nhiên của niêm mạc mũi. Nếu mất đi lớp chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, khi ấy niêm mạc mũi sẽ tiết ra nhiều dịch nhầy hơn tụ lại ở mũi họng khiến trẻ nghẹt mũi, hay thở khò khè và ho, thậm chí dễ gây viêm nhiễm mãn tính.

Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý sử dụng xilanh để rửa mũi cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì bơm xilanh có áp lực cao, dễ gây sặc và sang chấn tâm lý cho trẻ nhỏ. Hơn nữa, các loại xilanh đầu nhọn, sắc sẽ làm ra m.áu mũi, tổn thương niêm mạc mũi vốn đã mỏng, rất yếu và cực kỳ nhạy cảm với các tác động bên ngoài của trẻ.

Bác sĩ Minh cho rằng, để phòng ngừa các bệnh về đường hô hấp cho trẻ, nhất là khi thời tiết chuyển mùa, cha mẹ cần cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh tật. Bên cạnh đó, luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ, đặc biệt là vùng cổ, ngực; đeo khẩu trang cho trẻ khi ra ngoài, hạn chế để trẻ tiếp xúc với những nơi có khói, bụi, ô nhiễm… có thể xâm nhập gây hại cho trẻ nhỏ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *