Ăn Tết như thế nào để đảm bảo sức khỏe?

Bữa ăn ngày Tết thường nguội lạnh, món ăn ít thay đổi, ăn vào khó tiêu là do dùng những thực phẩm chế biến sẵn: Giò, chả, giò xào, nem chua, bánh chưng, bánh tét, canh măng…

Ăn Tết như thế nào để đảm bảo sức khỏe? - Hình 1

Mâm cỗ ngày Tết thường quá nhiều chất đạm và chất béo.

Theo Sức khỏe đời sống, ThS. BS. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, cứ Tết đến, xuân về những người Việt Nam dù đang ở bất cứ nơi đâu cũng muốn trở về quê hương, về gia đình để sum họp, cùng với xu hướng đơn giản hóa các món ăn, thời gian chuẩn bị bữa ăn, dành thời gian nhiều hơn để vui chơi. Vậy làm thế nào để có những bữa ăn ngày Tết đầy đủ, ngon miệng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời vẫn có thời gian dành cho gia đình, đi chúc Tết, du xuân cùng người thân, bạn bè?

Một chế độ ăn để đảm bảo sức khỏe trong những ngày Tết là bữa ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, bữa ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ nhu cầu về năng lượng, chất đạm, chất béo, chất khoáng, vitamin và đủ nước cho cơ thể. Bữa ăn cân đối là bữa ăn trong đó các chất dinh dưỡng ở tỷ lệ cân đối hợp lý. Ví dụ một bữa ăn hợp lý không chỉ ăn thịt, cá, mà còn ăn đậu phụ, vừng lạc, rau xanh và hoa quả.

Để phục vụ những bữa ăn ngày Tết, người ta thường mua nhiều loại thực phẩm để dự trữ và bảo quản trong tủ lạnh. Những thực phẩm truyền thống như: Giò, chả, giò xào, nem chua, bánh chưng, bánh tét… được chế biến sẵn, những thực phẩm khác như thịt và rau các loại cũng được dự trữ. Món rau chủ yếu trong ngày Tết là canh măng. Vì thế, bữa ăn quá thừa thịt, thiếu rau xanh, món ăn thường bị lặp đi lặp lại trong các bữa, làm bạn cảm giác ăn không ngon.

Vì vậy, để bữa ăn ngày Tết ngon lành, hấp dẫn và an toàn thì người nội trợ hạn chế mua nhiều thực phẩm để dự trữ và bảo quản, nên mua những thực phẩm tươi sống và nhớ mua thêm rau xanh và hoa quả chín.

Ăn Tết như thế nào để đảm bảo sức khỏe? - Hình 2

Tết là dịp để gia đình cùng sum vầy, quây quần bên mâm cơm.

Bữa ăn ngày Tết thường nguội lạnh, món ăn ít thay đổi, ăn vào khó tiêu là do dùng những thực phẩm chế biến sẵn: Giò, chả, giò xào, nem chua, bánh chưng, bánh tét, canh măng… Vì vậy, giải pháp để có bữa ăn ngon là ăn các món nóng, thay đổi món ăn và cách chế biến (đặc biệt là các món luộc, hấp). Bên cạnh đó, cần tăng cường ăn rau xanh và hoa quả chín, trong từng bữa ăn (nhu cầu rau xanh là 400g/người/ngày và quả chín là 100-200 gam/người/ngày). Ăn mặn hạn chế dưới 5g muối/người/ngày.

Để bữa ăn ngày Tết ngon lành, hấp dẫn và an toàn thì người nội trợ hạn chế mua nhiều thực phẩm để dự trữ và bảo quản, nên mua những thực phẩm tươi sống và nhớ mua thêm rau xanh và hoa quả chín.

Ăn quá nhiều thịt cá, thực phẩm chế biến sẵn, sử dụng nhiều đồ ngọt bánh kẹo và nước ngọt, uống nhiều rượu bia, ăn ít rau trong những ngày lễ Tết ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đặc biệt đối với bệnh mạn tính không lây. Cần thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn bệnh lý đối với người bệnh bị đái tháo đường, gút, thừa cân béo phì…

Ngoài ra, những ngày này người ta thường lạm dụng rượu bia. Uống nhiều rượu bia ảnh hưởng không tốt đối với những người bị bệnh tim mạch, tăng huyết áp, thừa cân và béo phì, vì thế cần hạn chế rượu bia.

Lưu ý không ăn thức ăn ôi thiu, có mùi lạ để đề phòng ngộ độc. Nên ăn ngay khi thức ăn vừa nấu chín. Thức ăn dự trữ hoặc còn dư sau mỗi bữa ăn phải bảo quản trong tủ lạnh cần đun lại thức ăn trước khi ăn.

Ngoài việc ăn uống, dịp Tết cũng là dịp để nhiều người có kế hoạch đi du xuân. Tuy nhiên, Tết năm nay khá đặc biệt, bởi hiện nay dịch Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến rất phức tạp và khó lường, vì vậy cần hạn chế đi lại, nếu có đi chơi hoặc có chuyến du lịch ngắn ngày thì cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh sự lây lan của dịch bệnh.

Trong dịp lễ Tết, ai cũng có tư tưởng “xả hơi” trong dịp này. Ngày Tết là dịp gặp gỡ họ hàng, người thân ở xa, bạn bè lâu ngày không gặp. Thường thì dịp này người người đi chơi, nhà nhà tiệc tùng, liên hoan. Một số người lại xả hơi hoàn toàn bằng cách tự thưởng cho mình những ngày lười biếng sau cả năm làm việc vất vả. Hậu quả là, nhiều người mệt mỏi do giờ giấc sinh hoạt không ổn định, ăn không đúng bữa, không đủ chất, thiếu ngủ, dùng sức lực nhiều…

Vì vậy, trong thời gian đi chơi cần giữ được cơ thể khỏe mạnh, tinh thần thoải mái. Đồng thời, việc vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi cần hài hòa, tránh làm thay đổi hay xáo trộn bữa ăn, giấc ngủ, đồng thời thực hiện các trò chơi, giải trí lành mạnh.

5 cách bảo quản thực phẩm ngày Tết

1. Phân loại thực phẩm

Điều đầu tiên cần ghi nhớ đó chính là phân loại thực phẩm đúng cách. Vì thực tế công việc này sẽ giúp bảo đảm về vệ sinh và giữ cho thực phẩm tươi được lâu hơn. Tốt nhất bạn nên lưu trữ các loại rau củ, thịt cá riêng và thực phẩm sống, thực phẩm chín riêng, …

2. Cách bảo quản thực phẩm tươi sống

Đối với thực phẩm còn sống bạn cần lưu trữ cẩn thận để tránh cho thực phẩm bị nhiễm khuẩn. Nên lưu trữ thịt sống ở ngăn đá của tủ lạnh để giữ được lâu hơn và tránh làm bẩn sang loại thực phẩm khác.

Hãy chia nhỏ thực phẩm theo nhu cầu sử dụng của gia đình và bỏ từng phần vào túi nilon, bọc thật kỹ trong ngăn đá tủ lạnh. Khi sử dụng bạn chỉ cần để cho thực phẩm rã đông. Việc làm này vừa giữ cho tủ lạnh không có mùi hôi khó chịu vừa đảm bảo cho thực phẩm luôn tươi ngon và hợp vệ sinh.

Riêng việc lưu trữ thực phẩm sống là hải sản, chị em nội trợ nên làm sạch cá, tôm, mực,… và ướp gia vị, bọc thật kín bằng túi nilon hoặc túi bọc thực phẩm rồi bỏ trong ngăn đá tủ lạnh. Nếu có những thực phẩm khác cùng lưu trữ thì bạn nên cho mỗi loại vào một góc riêng để tiện lấy ra khi sử dụng và giữ thực phẩm được tươi lâu hơn.

Đối với các loại thực phẩm tươi sống là rau, củ, quả,… chị em nên rửa sạch, cắt bỏ rễ, lá hỏng và cho vào túi hoặc xếp riêng vào ngăn mát – nơi lưu trữ rau, củ, trái cây cùng của tủ lạnh. Tránh để cá lá úa, lá vàng của rau và bỏ vào trong túi nilon buộc chặt, vì việc làm này sẽ khiến cho lá rau giữ hơi nước, dễ bị ủng.

Riêng với các loại củ như: Khoai tây, khoai sọ, su hào, hành tây,… thì chúng ta nên xếp vào một chỗ thoáng khí, sạch sẽ bên ngoài để thực phẩm có thể tươi ngon và tiện sử dụng suốt những ngày đầu năm mới.

3. Cách bảo quản các loại thực phẩm đóng hộp, ăn sẵn

Đối với các các loại thực phẩm đóng hộp, ăn sẵn ở nhiệt độ thường thì rất dễ bị hỏng, nhưng nếu cất giữ trong tủ lạnh, trong thời gian khá dài, đặc biệt là trứng.

Đối với thực phẩm là sữa bạn không nên để chung với những loại thực phẩm khác vì sữa rất dễ hấp thụ mùi. Hãy để nguyên trong bao bì bọc kín sữa.

4. Cách bảo quản thực phẩm khô

Ngày Tết các gia đình thường chuẩn bị nhiều thực phẩm khô như: Măng khô, nấm, mộc nhĩ, các loại hạt, đỗ,… để ăn dần. Tuy nhiên bạn không nên để chung chúng vào một chỗ mà hãy bảo quản riêng từng loại.

Có thể cho thực phẩm khô vào túi nilon hoặc hộp đựng thức ăn, để nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh những nơi ẩm ướt vì chúng sẽ khiến thực phẩm khô của bạn bị ẩm mốc, lên men.

5. Cách bảo quản thực phẩm đã nấu chín

Những món ăn nấu sẵn như thịt đông, thịt kho tàu,… được làm với số lượng lớn để phục vụ nhu cầu của cả gia đình trong suốt nhiều ngày Tết thì chị em nội trợ nên để thức ăn nguội hẳn rồi mới cho vào hộp đựng và cất trong ngăn mát của tủ lạnh.

Tránh cho thực phẩm còn nóng và tủ lạnh vì chúng sẽ biến chất, ngưng đọng hơi nước,… ảnh hưởng đến các loại thực phẩm khác và tác động không tốt cho sức khỏe của gia đình bạn.

Hãy bảo quản thực phẩm đã nấu chín bằng các hộp đựng thực phẩm chuyên dụng, tránh tiếp xúc với các loại thực phẩm khác đặc biệt là những thực phẩm sống để đảm bảo tối đa về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho cả gia đình bạn.

Lưu ý gì khi khi bảo quản thực phẩm ngày Tết?

Không phải loại thực phẩm nào cũng có thể cất vào tủ lạnh. Đặc biệt là những món thực phẩm như: Bánh chưng, bánh tét, xôi,… mà nên bảo quản thực phẩm này nơi thoáng mát, khô ráo.

Hãy tăng chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp để bảo quản thực phẩm tốt nhất, tránh tình trạng tủ lạnh bị “quá tải” vì lưu trữ số lượng lớn thực phẩm phục vụ nhu cầu của gia đình trong dịp Tết.

Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn để phòng tránh ngộ độc

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay hết sức phức tạp. Nguồn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không đảm bảo vệ sinh khi vận chuyển, chế biến chính là nguyên nhân gây ngộ độc.

Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn giúp bạn phòng tránh ngộ độc dễ dàng hơn, đảm bảo sức khoẻ cho cả gia đình.

Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn để phòng tránh ngộ độc - Hình 1

Một số cách nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn dưới đây giúp bạn lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn. Điều này sẽ hạn chế nguy cơ ngộ độc thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, thậm chí là tính mạng của mình.

1. Các loại vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm

Trước khi tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết thực phẩm bị nhiễm khuẩn chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra ngộ độc.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, thì có khoảng 48 triệu người Mỹ bị ngộ độc thực phẩm mỗi năm. Trong đó có tới 128.000 người phải nhập viện với hơn 3000 người c.hết.

Vi khuẩn, virus và ký sinh trùng là nguyên nhân của nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm. Một trong những lý do khiến vi khuẩn tấn công là vì xử lý thực phẩm không đúng cách. Trường hợp thực phẩm chứa ít vi khuẩn sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể người khoẻ mạnh.

Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn để phòng tránh ngộ độc - Hình 2

Vi khuẩn E.coli gây ngộ độc thực phẩm – Ảnh: Internet

Mọi rắc rối bắt đầu khi vi khuẩn sinh sôi và lây lan. Nguyên nhân là do bảo quản, sơ chế và chế biến thực phẩm sai cách. Thực phẩm bị nhiễm khuẩn có thể có hình dạng, mùi vị không khác biệt so với thực phẩm an toàn. Bạn chỉ có thể phát hiện ra sau khi ăn chúng và xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm xảy ra nhanh nhất là sau 30 phút. Và chậm hơn có thể là vài ngày sau khi ăn thực phẩm bị nhiễm khuẩn.

Theo xác định của CDC, có 8 tác nhân gây ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn khiến người bệnh phải nhập viện bao gồm: Salmonella, Clostridium perfringens, Campylobacter, Staphylococcus aureus, E. coli O157: H7, Listeria monocytogenes, Listeria monocytogenes và Norovirus. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn.

2. Các thực phẩm dễ bị nhiễm vi khuẩn

Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn không quá khó như bạn nghĩ. Bởi bất cứ loại thực phẩm sống nào cũng có thể chứa mầm bệnh. Ngay cả khi đó là thực phẩm tươi, sạch được chọn lựa kỹ lưỡng. Tham khảo các dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn dưới đây để chọn lựa khéo tay hơn.

2.1. Thực phẩm tươi sống

Các loại thịt sống, hải sản tươi, trứng gà, rau, củ, trái cây tươi đều có nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Một số loại vi khuẩn sinh trưởng và phát triển bên trong nội tạng của động vật. Trong quá trình g.iết mổ, xử lý chúng sẽ truyền sang tiếp xúc với thịt sống và phát triển bên trong.

Một số vi khuẩn khác có thể tồn tại ngay bên trong cơ thể động vật. Hoặc bị nhiễm khuẩn từ tay người xử lý, vận chuyển, hoặc chế biến thực phẩm. Các loại rau củ có thể bị nhiễm khuẩn từ nguồn nước, phân bón hoặc nguồn đất bị ô nhiễm. Chính vì thế, bạn cần nói không với đồ ăn sống hoặc tái nếu không muốn bị mắc bệnh.

Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn để phòng tránh ngộ độc - Hình 3

Đồ tươi sống là một trong những dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn – Ảnh: Internet

2.2. Sữa và các loại nước trái cây chưa tiệt trùng

Thanh trùng, làm nóng sữa là quá trình t.iêu d.iệt các loại vi khuẩn gây hại. Do đó với các loại sữa hoặc nước trái cây chưa tiệt trùng có khả năng gây ngộ độc thực phẩm cao. Nghiên cứu cho thấy sữa chưa tiệt trùng gây ngộ độc thực phẩm cao gấp 150 lần. Phần lớn các trường hợp đều phải nhập viện sau khi bị ngộ độc.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho sức khoẻ bạn nên chọn sữa, nước trái cây và các phụ phẩm từ sữa đã được tiệt trùng. Bởi quá trình thanh trùng sẽ t.iêu d.iệt hoàn toàn các ký sinh trùng gây hại như: Brucella, Campylobacter, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella.

2.3. Thực phẩm không được bảo quản đúng cách

Nhiệt độ phòng là môi trường sống lý tưởng của các loài vi khuẩn có hại. Khi bạn để thực phẩm ở nhiệt độ phòng vi khuẩn sẽ tấn công và gây ngộ độc thực phẩm. Mặc dù trong thời gian ngắn, các loại thực phẩm chưa bị biến chất về mùi, vị nhưng vẫn chứa vi khuẩn khiến bạn bị tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt…

Một số loại vi khuẩn có thể tồn tại ở nhiệt độ cao. Vì vậy, ngay cả khi đã nấu chín thức ăn bạn vẫn có thể bị ngộ độc. Nhất là một số loại vi khuẩn phát triển mạnh ở các món thịt hầm, và nước thịt. Thực phẩm chín khi để ở nhiệt độ phòng qua 2 giờ đồng hồ sẽ bị nhiễm khuẩn, và bạn không nên ăn chúng.

Đặc biệt nhiều người mắc phải Sai lầm khi bảo quản thực phẩm có thể khiến đồ ăn biến chất, gia tăng vi khuẩn gây bệnh.

2.4. Thực phẩm chế biến sẵn không có nguồn gốc rõ ràng

Một trong các dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn là đồ ăn chế biến sẵn không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Với các loại thực phẩm làm lạnh, chế biến sẵn như xúc xích, thịt nguội, pate… bạn khó có thể biết được quy trình sản xuất, chế biến của họ như thế nào. Liệu có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.

Bởi vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào thực phẩm trong quá trình chế biến. Do đó, mặc dù nhìn từ bên ngoài thực phẩm bạn ăn không có dấu hiệu rõ ràng nhưng thực chất là chúng chứa vi khuẩn gây hại.

Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn để phòng tránh ngộ độc - Hình 4

Thức ăn chế biến sẵn không rõ nguồn gốc là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn – Ảnh: Internet

Do đó, để tránh ngộ độc thực phẩm tốt hơn hết bạn không nên lưu trữ quá nhiều thực phẩm nấu sẵn như thịt hộp, xúc xích. Tốt hơn hết hãy lựa chọn nhà cung cấp đáng tin cậy để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc.

2.5. Các loại thịt băm có thể chứa vi khuẩn

Một số loại vi khuẩn như E.coli sinh sống bên trong đường ruột của gia súc. Chúng có thể làm ô nhiễm thịt trong quá trình g.iết mổ, chế biến. Đặc biệt là thịt bò băm nhỏ luôn có nhiều nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn này.

Vi khuẩn có thể không làm thay đổi mùi vị của thức ăn. Tuy nhiên sau vài ngày khi tiếp xúc với mầm bệnh cơ thể bạn sẽ xuất hiện dấu hiệu rõ ràng. Do đó, để an toàn hơn, bạn nên chế biến thực phẩm chín kỹ. Bên cạnh đó rửa sạch bát đĩa và các dụng cụ với nước ấm và dung dịch rửa bát sát khuẩn trước khi sử dụng.

2.6. Thực phẩm ổi thiu, bị biến đối về màu sắc, mùi vị

Đây là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn dễ dàng nhất. Các loại thực phẩm kể cả đồ tươi sống và nấu chín khi bị biến dạng về màu sắc, mùi, vị nghĩa là chúng đã bị vi khuẩn tấn công mạnh.

Để tránh ngộ độc thực phẩm, tốt hơn hết bạn nên vứt bỏ ngay các loại thực phẩm này. Đồng thời, bạn cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm đặt bên cạnh đồ đã bị ôi thiu. Bởi vi khuẩn từ thực phẩm ô nhiễm có lan sang các thực phẩm sạch ngay cả khi chúng chưa có dấu hiệu đặc trưng.

2.7. Thực phẩm quá hạn sử dụng

Đồ quá hạn sử dụng cũng là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn hiệu quả. Mỗi loại thức ăn đều có quy định sử dụng trong một giai đoạn nào đó. Khi đã hết hạn sử dụng đồng nghĩa với thức ăn bị biến chất, ô nhiễm dễ dàng gây ngộ độc thực phẩm.

Do đó, để đảm bảo sức khoẻ của bạn và cả gia đình tốt hơn hết nên lựa chọn thực phẩm tươi, mới được sản xuất, chế biến.

Nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn để phòng tránh ngộ độc - Hình 5

Hạn sử dụng là dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn – Ảnh: Internet

3. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm do nhiễm khuẩn

Dấu hiệu nhận biết thực phẩm nhiễm vi khuẩn đôi khi không rõ ràng. Bởi các loại vi khuẩn gây bệnh không màu, không mùi, không vị. Chính vì thế khi nhìn, ngửi hoặc nếm bạn rất khó nhận biết thực phẩm bị ô nhiễm. Để hạn chế tính trạng ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn bạn cần lưu ý một số điều sau:

– Lựa chọn thực phẩm ở một nhà cung cấp uy tín bạn có thể tin tưởng được.

– Thực hiện các biện pháp bảo quản, sơ chế đúng cách. Để thực phẩm tránh xa khoảng nhiệt độ nguy hiểm từ 4 – 60 độ C.

– Thức ăn sau khi chế biến cần được sử dụng trong vòng 2 giờ để tránh bị nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó nếu bạn muốn giữ lại, thức ăn cần được bảo quản trong tủ lạnh.

– Đối với đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn, bạn cần chọn thực phẩm vẫn còn hạn sử dụng, được sản xuất bởi thương hiệu uy tín.

– Trước khi chế biến, sơ chế thức ăn bạn cần rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn. Đặc biệt là khi tiếp xúc với thực phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản.

– Rửa sạch dao, thớt, dụng cụ chế biến bằng dung dịch chuyên dụng trước và sau khi sử dụng.

– Thực hiện đúng nguyên tắc ăn chín, uống sôi, rửa sạch thực phẩm bằng nước muối trước khi chế biến. Không ăn các món gỏi, tái, sống để ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra.

Trên đây là một số dấu hiệu thực phẩm nhiễm vi khuẩn và cách phòng tránh bạn cần lưu ý. Hãy thực hiện đúng nguyên tắc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ cho cả gia đình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *