Giữ sức khoẻ tốt cho trẻ trở lại trường sau Tết

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thực sự vấn đề sức khoẻ của trẻ nhỏ cũng như cả gia đình là một vấn đề ưu tiên trong dịp Tết năm nay.

Ngày Tết, chế độ ăn uống và ngủ nghỉ của trẻ ít nhiều bị ảnh hưởng vì vậy các bậc cha mẹ cần quan tâm để trẻ tránh gặp các vấn đề về sức khoẻ như tiêu hoá, hô hấp….

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thực sự vấn đề sức khoẻ của trẻ nhỏ cũng như cả gia đình là một vấn đề ưu tiên trong dịp Tết năm nay.

Ở nước ta, đa phần các gia đình đều có truyền thống cúng gia tiên mâm cỗ mặn trong những ngày Tết.

Từ lúc chuẩn bị các thực phẩm, chế biến món ăn, bày mâm cỗ cúng lễ đến khi ăn thường mất thời gian khá lâu khoảng 1 – 2 giờ, đồng thời trong khi cúng lễ thức ăn không được che đậy. Đặc biệt trong thời tiết nóng ẩm, thức ăn dễ bị vi khuẩn xâm nhập.

Vì vậy, để giữ sức khỏe cho t.rẻ e.m cần ăn ngay khi món ăn vừa nấu chín, như vậy sẽ tránh nguy cơ bị tiêu chảy.

Giữ sức khoẻ tốt cho trẻ trở lại trường sau Tết - Hình 1

Cần lưu ý đến chế độ ăn của trẻ để tránh bị ngộ độc thực phẩm. (Ảnh minh hoạ: Benh.vn)

Đặc biệt, ngày Tết là thời điểm trẻ được ăn nhiều mứt, bánh, kẹo, nước ngọt, hạt dưa, hạt bí…

Nếu trẻ uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều bánh kẹo trước hoặc trong khi ăn sẽ dẫn tới trẻ no không ăn hoặc chán ăn.

Hạt dưa, hạt bí và một số loại hạt khác dễ bị hư hỏng, mốc; ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt khiến trẻ cũng dễ gặp vấn đề về tiêu hoá, đặc biệt trẻ ăn nhiều vào buổi tối có thể ảnh hướng đến sức khoẻ răng miệng.

Vì vậy, các bậc phụ huynh hạn chế cho trẻ ăn mứt, bánh kẹo, uống nước ngọt và các loại hạt trên.

Khi đi bố mẹ thường mang theo trẻ nhỏ đi chúc Tết, việc đi lại nhiều trong ngày tết mà bữa ăn và giấc ngủ của trẻ bị đảo lộn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhất là những khi thời tiết thay đổi: nắng gắt, mưa phùn, lạnh giá.

Vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ cho trẻ, chúng ta cần lưu ý những điều sau:

Hạn chế đến nơi đông người

Năm nay, tình hình dịch bệnh phức tạp diễn ra vào thời điểm Tết cổ truyền của dân tộc. Vì vậy, để đảm bảo sức khoẻ cho con trẻ và cả gia đình, mỗi người nên tuân thủ khuyến cáo của Bộ Y tế về việc phòng, chống dịch Covid-19. Nên hạn chế đến nơi đông người để tránh lây nhiễm bệnh.

Giữ sức khoẻ tốt cho trẻ trở lại trường sau Tết - Hình 2

Bộ Y tế gửi đến Thông điệp 5K để phòng, chống dịch Covid-19. (Ảnh: TTXVN)

Duy trì giờ giấc sinh hoạt

Giờ giấc sinh hoạt dịp Tết thường bị đảo lộn, điều này khiến trẻ dễ bị mệt. Vì vậy, hãy cho các bé lên giường đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya, đ.ánh thức bé dậy đúng giờ và ăn sáng đầy đủ.

Cố gắng duy trì nếp sinh hoạt cho trẻ như thường ngày để đảm bảo sức khoẻ tốt cho trẻ.

Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng

Ngày Tết các bé sẽ được thưởng thức nhiều món ăn, được ăn nhiều bánh kẹo và chơi thỏa thích. Tuy nhiên, cha mẹ hãy luôn chăm sóc để các bé có những bữa ăn lành mạnh, tăng cường sức đề kháng, phòng tránh bệnh tật.

Thực đơn cần đa dạng và đảm bảo đủ 3 nhóm thức ăn chính:

– Nhóm thức ăn Vận động giúp cung cấp năng lượng cho bé chạy nhảy, chơi đùa như chất bột đường, dầu mỡ..;

– Nhóm thức ăn Xây dựng giúp cơ thể phát triển như thịt, cá, tôm..;

– Nhóm thức ăn Bảo vệ để cung cấp vitamin và khoáng chất như các loại củ, ngũ cốc, trái cây, trứng… giúp bé nhanh mắt thính tai.

Hãy tăng cường cho các bé ăn nhiều rau xanh, cần tránh cho trẻ ăn đồ đông lạnh cũng như thực phẩm nhiều mỡ.

Trong suốt thời gian nghỉ Tết, nên duy trì chế độ ăn lành mạnh để các bé phát triển cân nặng và chiều cao đúng tiêu chuẩn.

Hạn chế đồ ăn vặt, bánh kẹo, nước ngọt

Thực phẩm chứa nhiều đường không những gây ra các vấn đề về răng miệng mà còn gây ra tình trạng thừa cân, béo phì sau dịp Tết.

Chúng ta có thể chuẩn bị những món ăn vặt lành mạnh từ rau, củ, quả… để bé có thể sử dụng thay những đồ ăn vặt gây hại cho sức khoẻ.

Không sử dụng chung thìa đũa với người khác

Khi tới nhà người khác chơi, các bậc phụ huynh lưu ý không để trẻ dùng chung đồ ăn với người khác. Các bé cũng không nên uống chung ống hút để tránh các mầm bệnh lây nhiễm. Việc dùng chung đồ cá nhân như vậy có thể gây ra rối loạn tiêu hóa ở những bé có đường ruột không khỏe.

Không cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem ti vi

Tết đến, dù bận bịu nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên cho con vừa ăn vừa xem tivi hoặc chạy nhảy bởi như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé, khiến các bé dễ bị đau dạ dày, trào ngược thực quản và hấp thu dinh dưỡng kém.

Giữ vệ sinh răng miệng và thân thể

Vệ sinh răng miệng và thân thể là vấn đề thường bị bỏ quên trong dịp Tết. Chủ yếu là vì cha mẹ chiều con, nghĩ ngày đầu năm mới, nhắc nhở con cái nhiều là không tốt.

Tuy nhiên, việc nhắc bé giữ vệ sinh phải là việc làm hàng ngày: đ.ánh răng rửa mặt theo đúng thói quen khoa học, vệ sinh chân tay sạch sẽ trước khi đi ngủ, rửa tay trước khi ăn và sau khi chơi.

Có như vậy mới tránh được sự sinh sôi của vi khuẩn, hạn chế nhiều bệnh cho bé.

Trang phục phù hợp với thời tiết

Giữ sức khoẻ tốt cho trẻ trở lại trường sau Tết - Hình 3

Cần lưu ý đến trang phục cho trẻ ngày Tết, tránh mặc quá nóng hoặc quá lạnh.(Ảnh minh hoạ: Beyeu.com)

Thời tiết nóng lạnh thất thường là cơ hội để nhiều mầm bệnh phát triển, đặc biệt là chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp ở trẻ.

Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc mặc trang phục sao cho các bé được thoải mái và phù hợp thời tiết, tránh mặc quá nóng hoặc quá lạnh.

Trẻ con vốn hiếu động nên cần tránh những trang phục rườm rà, hạn chế tai nạn và thương tích đáng tiếc xảy ra.

Bác sỹ bệnh viện Nhi trung ương khuyến cáo cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ ngày giá lạnh cận Tết

Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ vào những ngày lạnh rất quan trọng. Nếu không được chăm sóc cẩn thận và giữ ấm đúng cách, hệ hô hấp của trẻ sẽ bị tổn thương do sức đề kháng của trẻ chưa hoàn thiện.

Trong những ngày thời tiết lạnh, t.rẻ e.m dễ bị nhiễm khuẩn đường hô hấp. Viêm hô hấp trên hay gặp như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, viêm tai giữa. Bệnh viêm đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, hoặc có những bệnh nhân nặng như viêm phế quản phổi. Nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp thì trẻ có thể diễn biến nặng.

Bác sỹ bệnh viện Nhi trung ương khuyến cáo cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ ngày giá lạnh cận Tết - Hình 1

Đông bệnh nhi đến bệnh viện khám trong những ngày thời tiết giá lạnh

TS.BS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, ngoài những tác động của thời tiết, sai lầm trong cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ là một trong những nguyên nhân khiến cho trẻ bị các bệnh về đường hô hấp.

Để phòng tránh các bệnh cho trẻ nói chung, cũng như các bệnh về đường hô hấp, gia đình nên vệ sinh mũi, họng hàng ngày cho trẻ, giữ ấm nhưng không để cho trẻ nóng quá, cũng như không để trẻ bị nhiễm lạnh.

Bên cạnh đó, khi cho trẻ ra ngoài, cha mẹ nên mặc quần áo ấm, đeo khẩu trang cho trẻ phòng nhiễm lạnh ở mũi, miệng, phổi; quàng khăn ấm, đeo tất tay, tất chân, đội mũ cho trẻ.

TS.BS Lê Thị Hồng Hanh cũng cho biết, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phòng, chống các bệnh hô hấp, ngoài việc cho trẻ ăn đủ thịt, cá, trứng, sữa, cha mẹ cũng cần bổ sung các loại vitamin hoặc những chất khoáng, ăn rau và hoa quả, uống đủ nước có tác dụng tăng sức đề kháng cho trẻ. Trẻ nhỏ dưới 6 tháng nên cho bú sữa mẹ hoàn toàn nếu có thể.

Một biện pháp phòng, tránh bệnh hô hấp hiệu quả là cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ. Đặc biệt, tránh để trẻ tiếp xúc với những trẻ bị ốm, sốt, ho.

Bác sỹ bệnh viện Nhi trung ương khuyến cáo cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho trẻ ngày giá lạnh cận Tết - Hình 2

Các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ (Ảnh minh họa)

Một điều rất quan trọng mà cha mẹ cũng cần chú ý, để trẻ sống trong môi trường thông thoáng, cửa cần kín tránh gió lùa, phòng ngủ sạch sẽ. Nếu ở trong môi trường không khí bẩn, ô nhiễm, ẩm thấp sẽ làm cho trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh về đường hô hấp.

“Nhiều cha mẹ mặc nhiều quần áo để giữ ấm cho trẻ, tuy nhiên khi trẻ đùa nghịch bị ra mồ hôi, rồi ngấm ngược vào quần áo, khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh. Khi trẻ bị ốm, có nhiều cha mẹ lại kiêng tắm cho con vì sợ tắm dễ bị nhiễm lạnh, điều này không hợp lý bởi cơ thể trẻ là cơ thể đang phát triển, nhất là nếu trẻ chơi đùa sẽ ra mồ hôi. Vì vậy, dù trẻ có bị sốt hay ho, viêm mũi, họng cha mẹ vẫn nên lau người, thay quần áo sạch sẽ hàng ngày cho con. Hoặc cha mẹ có thể tắm cho trẻ ở trong phòng ấm, tắm nhanh, lau người khô, mặc quần áo ấm, như thế sẽ an toàn cho trẻ”- TS.BS Lê Thị Hồng Hanh chia sẻ.

TS.BS Lê Thị Hồng Hanh cũng chia sẻ, khi trẻ có các dấu hiệu ho, khò khè, sốt cao, uống hạ sốt không đáp ứng, thở nhanh, quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, nôn trớ cha mẹ cần đưa ngày trẻ đến cơ sở y tế nơi gần nhất để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *