Những người có nguy cơ cao mắc loại virus gây bệnh nguy hiểm cho gan

Viêm gan C tại Việt Nam có tỉ lệ mắc vào khoảng 4% dân số và ngày càng gia tăng.

Đây là căn bệnh nguy hiểm bởi những biểu hiện của nó không rõ ràng. Nếu không đi khám, rất khó để phát hiện bệnh nếu chỉ bằng triệu chứng.

Viêm gan C là một căn bệnh truyền nhiễm lây qua 3 con đường là: đường m.áu, từ mẹ sang con (hiếm gặp) và quan hệ t.ình d.ục không an toàn. Những người tiếp xúc với các con đường này một cách không an toàn sẽ là người có nguy cơ mắc viêm gan C cao hơn, bao gồm:

Những người có nguy cơ cao mắc loại virus gây bệnh nguy hiểm cho gan - Hình 1

– Người được cấy ghép nội tạng hoặc dùng chung ống dịch từ những người bị viêm gan C.

– Những người chạy thận nhân tạo.

– Những người quan hệ t.ình d.ục không an toàn.

– Những người tiêm chích m.a t.úy.

– Nhân viên y tế có tiếp xúc thường xuyên với bệnh phẩm có chứa virus viêm gan C như: kim tiêm, máy lọc thận hoặc m.áu bị nhiễm bệnh.

– Trẻ được sinh ra từ mẹ bị viêm gan C.

– Những người có xỏ lỗ, xăm mình bằng các dụng cụ không được khử trùng triệt để.

Những người có nguy cơ cao mắc loại virus gây bệnh nguy hiểm cho gan - Hình 2

Vấn đề đáng quan ngại là hầu hết bệnh nhân mắc viêm gan C không biết rằng bản thân đang mang virus. Do đó, việc phòng ngừa lây lan không được quan tâm dẫn đến nguy hại cho sức khỏe của những người liên quan. Khi không phát hiện bệnh sớm, người bệnh không có dấu hiệu lâm sàng trong khi gan vẫn đang bị tấn công. Người bị viêm gan C vì thế dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như suy gan, xơ gan, ung thư gan hơn.

Hiểu về những trường hợp có nguy cơ mắc viêm gan C cao hơn không chỉ giúp cho mỗi người tự bảo vệ sức khỏe của mình mà còn tránh gây nguy hại đến sức khỏe của những người thân xung quanh.

Người mắc ung thư gan có thể sống được bao lâu?

Nếu chỉ khư trú trong gan thì tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 28%. Nếu ung thư đã di căn sang cơ quan lân cận thì tỷ lệ này chỉ còn 7%.

Tại Việt Nam, ung thư gan là bệnh ung thư phổ biến số một. Đây cũng là bệnh ung thư khó phát hiện ở giai đoạn sớm, có tiên lương xấu. Năm 2020 nước ta có thêm 26.418 ca mắc ung thư nhưng cũng ghi nhận 25.272 ca t.ử v.ong.

Yếu tố nguy cơ làm tăng tỷ lệ mắc ung thư gan

Ung thư gan gồm ung thư gan nguyên phát và thứ phát. Ung thư gan thứ phát do các tế bào ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể đi vào gan gây ra các khối u di căn. Ung thư gan nguyên phát là bệnh lý ác tính của gan xảy ra khi tế bào bình thường của gan trở nên bất thường về hình thái và chức năng. Các tế bào ung thư phát triển gây ảnh hưởng đến mô bình thường liền kề và có thể lây lan sang các vùng khác của gan cũng như các cơ quan bên ngoài gan.

Người mắc ung thư gan có thể sống được bao lâu? - Hình 1

Ung thư gan nguyên phát gồm 3 loại chính: ung thư biểu mô tế bào gan (phát triển từ tế bào gan), ung thư biểu mô đường mật (phát triển từ đường mật trong gan) và u nguyên bào gan (Hepatoblastoma). Trong đó ung thư biểu mô tế bào gan là hay gặp nhất.

TS.BS Phạm Tuấn Anh, Phó Trưởng khoa Điều trị yêu cầu, Bệnh viện K cho biết nguyên nhân gây bệnh ung thư gan đến nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như giới tính (thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ giới), những người mắc bệnh gan mãn tính (xơ gan), gan nhiễm mỡ, viêm gan B, viêm gan C, béo phì, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc…. Ngoài ra, nguyên nhân gây ung thư gan có thể liên quan đến các yếu tố môi trường, chế độ ăn uống lạm dụng rượu bia, t.huốc l.á…

Người mắc ung thư gan có thể sống được bao lâu? - Hình 2

Dấu hiệ u cảnh báo bệnh ung thư gan

Ung thư gan ở giai đoạn đầu thường rất khó phát hiện. Phần lớn người bệnh đến khám khi bệnh đã tiến triển đến giai đoạn muộn gây khó khăn cho việc điều trị. Ở giai đoạn sớm của ung thư có thể gặp các triệu chứng của viêm gan mạn tính hoặc xơ gan tiến triển:

– Chán ăn

– Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải

– Trướng bụng

– Vàng da, củng mạc mắt,…

Trong giai đoạn muộn hơn của ung thư gan, các triệu chứng trên rõ ràng hơn, hoặc xuất hiện thêm các biến chứng của bệnh:

– Sụt cân không rõ nguyên nhân

– Buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chán ăn

– Luôn có cảm giác ngứa

– Trướng bụng

– Đau, nặng tức vùng hạ sườn phải

– Vàng da, củng mạc mắt.

– Đi ngoài phân trắng/bạc màu.

Ung thư gan rất khó chữa

Ung thư gan là bệnh có tiên lượng xấu. Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bệnh tiên lượng tốt khi bệnh phát hiện ở giai đoạn sớm, thể trạng bệnh nhân tốt, không kèm theo các bênh lý về gan (xơ gan, viêm gan virus…). Bệnh tiên lượng xấu khi phát hiện ở giai đoạn muộn, thể trạng kém, kèm thêm các bệnh lý về gan (xơ gan, viêm gan virus mạn tính…).

Cũng theo BS Tuấn Anh, điều trị ung thư gan là điều trị đa mô thức. Việc lựa chọn phương pháp điều trị ung thư gan phải phụ thuộc vào mức độ lan rộng của tổn thương và tình trạng xơ gan. Các phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến bao gồm: phẫu thuật, ghép gan, phá hủy u tại chỗ, nút hóa chất động mạch gan, xạ trị, hóa trị hay điều trị nhắm trúng đích…

Ung thư gan rất khó chữa khỏi, vì bệnh thường không được phát hiện ở giai đoạn đầu. Khi điều trị thành công, ung thư gan có thể không bao giờ khỏi hoàn toàn, vì vậy việc theo dõi là rất quan trọng. Thống kê về ung thư gan rất khó áp dụng cho một bệnh nhân cụ thể, vì các hình thức, giai đoạn và phản ứng với điều trị khác nhau ở mỗi cá nhân.

Nếu ung thư gan khu trú (khu trú trong gan), tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 28%. Nếu ung thư gan di căn (đã phát triển sang các cơ quan lân cận), tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 7%. Một khi ung thư gan di căn xa (di căn đến các cơ quan hoặc mô ở xa), thời gian sống sót sẽ thấp đến 2 năm.

Ung thư gan hiện nay vẫn là nỗi ám ảnh với nhiều người vì tiên lượng khó hơn các bệnh ung thư khác và đặc biệt đây là căn bệnh đang gia tăng ở Việt Nam.

Theo BS Tuấn Anh, cách tốt nhất để phòng ngừa, phát hiện ung thư gan là khám sức khỏe định kỳ siêu âm gan 6 tháng/lần, đặc biệt là những bệnh nhân có yếu tố nguy cơ cao như xơ gan, viêm gan mạn tính do rượu, viêm gan virus B, C,…. Ngoài ra tiêm đầy đủ vắc xin phòng viêm gan B, tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại dễ làm tổn thương gan để giảm nguy cơ mắc bệnh.

Khi nghi ngờ mắc ung thư gan, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm m.áu, thăm chụp cắt lớp, sinh thiết gan… để đưa ra kết luận chính xác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *