Chuyên gia mách cách xử lý khi bị đầy bụng, khó tiêu sau những bữa ăn ngày Tết

Với tâm lý “ăn uống thả ga” những ngày Tết, nhiều người thường gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu sau những bữa ăn. Với những điều dưới đây sẽ giúp bạn xử lý đầy bụng, khó tiêu nhanh chóng để có được cái Tết an vui.

Ths. Bs. Nguyễn Văn Tiến (Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, một bữa ăn mang lại cho ta một sự thưởng thức, hào hứng và phấn khởi khi có được 5 cảm giác ngon trước và sau khi ăn từ các cơ quan như: ngon mắt, ngon mũi, ngon miệng, ngon tai và ngon tim là bữa ăn chất lượng.

Để có được bữa ăn chất lượng sẽ tùy vào cách lựa chọn, chế biến, bày biện thức ăn và không khí của các thành viên trong bữa ăn gia đình. Bữa ăn như vậy sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn rất tốt. Ngược lại, sau bữa ăn rất dễ gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Điều này làm cho chúng ta cảm giác khó chịu, nhất là trong bữa ăn ngày tết.

Nguyên nhân của đầy bụng, khó tiêu thì có rất nhiều, nhưng chủ yếu là do ăn uống vì bữa ăn không cân đối các loại thực phẩm, thực phẩm không an toàn, thói quen ăn uống bị thay đổi… Khi đầy bụng, khó tiêu, cơ thể cảm thấy bụng căng tức, nặng nề. Trong trường hợp này tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, khi dùng thuốc phải có chỉ định của bác sỹ. Bụng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau một vài tiếng sẽ đ.ánh hơi (thông hơi) hoặc đi ngoài.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, nếu tình trạng đầy bụng khó tiêu kéo dài mà không khắc phục, lâu dần người bệnh sẽ mất cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng chán ăn. Nguy hiểm hơn là dẫn tới rối loạn tiêu hóa. Căn bệnh này thường rất khó dứt điểm, dễ tái đi tái lại nhiều lần làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trường hợp để lâu, người bệnh có thể gặp các biến chứng bệnh đường ruột nguy hiểm như viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng,…

Chuyên gia mách cách xử lý khi bị đầy bụng, khó tiêu sau những bữa ăn ngày Tết - Hình 1

Trẻ là đối tượng dễ bị đầy bụng, khó tiêu khi ăn uống trong ngày Tết. Ảnh TL

Ths. BS Nguyễn Văn Tiến, khi xuất hiện cảm giác ậm ạch nặng bụng, bạn nên thay đổi ngay những việc sau để tránh những biến chứng không đáng có:

Điều chỉnh chế độ ăn thành nhiều bữa, giảm lượng chất béo trong thức ăn. Thức ăn sau khi chế biến xong cần ăn ngay, hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, hạn chế sử dụng bánh kẹo, nước ngọt và các loại hạt (dưa, bí, hướng dương, lạc),…

Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, chọn các thực phẩm cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. Hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, không nên sử dụng chất kích thích như cafe, rượu, bia, t.huốc l.á, đồ uống nhiều gas,…

Nên ăn nhiều hoa quả chín, rau xanh để cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và khoáng chất.

Chia nhỏ bữa ăn và sử dụng các thực phẩm dễ tiêu là cách hiệu quả để tránh tình trạng đầy bụng khó tiêu trong dịp Tết. Thay vì ăn quá no, cần chia bữa ăn chính thành những bữa nhỏ hơn và tiêu thụ một lượng thức ăn vừa phải để tránh tạo áp lực cho hoạt động của dạ dày, thường xuyên tăng cường vận động…

Trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ bị đầy bụng, khó tiêu. Vào những ngày Tết, các bác sĩ Nhi ở bệnh viện đã gặp phải rất nhiều trẻ đến khám do tình trạng rối loạn tiêu hóa. Nhiều trẻ trong ngày Tết ăn quá nhiều, ăn đồ ngọt, đồ xào rán… khiến cân tăng vù vù. Ngược lại có những trẻ ăn uống thất thường do không được bố mẹ quan tâm ngày Tết dẫn tới rối loạn tiêu hóa, bị sụt cân.

Bởi vậy, việc cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ tránh tình trạng trẻ gặp đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, giữ nhịp độ sinh hoạt của các bé đều đặn cũng phải chú ý. Biết là trong ngày Tết, nếp sinh hoạt có thể không được như ngày thường nhưng không vì vậy mà để quá chênh lệch, tránh tình trạng “no dồn đói góp” và không để trẻ ăn quá nhiều bánh ngọt, uống nước có gas…

Trong Đông y cũng có nhiều cách để xử lý nhanh tình trạng đầy bụng, khó tiêu. Chẳng hạn như: Uống trà gừng hoặc nước chanh ấm. Theo đó, pha thìa nước cốt chanh, mật ong và lát gừng vào nước ấm; Hoặc khi bị đầy bụng, khó tiêu chỉ cần ăn một chút gừng thái lát mỏng chấm với muối sẽ có tác dụng ngay tình trạng đầy bụng khó tiêu.

Cẩn trọng khi kết hợp hành tây với 4 thực phẩm này kẻo hại sức khỏe

Hành tây là loại rau quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, có những loại thực phẩm không nên kết hợp với hành tây vì có thể gây hại cho sức khỏe.

Cẩn trọng khi kết hợp hành tây với 4 thực phẩm này kẻo hại sức khỏe - Hình 1

Theo nghiên cứu, trong 100g hành tây có 88g nước, 1,8g protid, 8,3g glucid, 0,1g chất xơ, 0,8g chất tro và 38mg calci, 58mg phosphor, 0,8mg sắt, 0,03mg caroten, 0,03mg B1, 0,04mg B2, 0,02mg PP… đều là những chất rất cần thiết đối với hoạt động của cơ thể. Không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất dồi dào hành tây còn mang lại nhiều lợi ích như:

– Diệt khuẩn, chống cảm lạnh

Cẩn trọng khi kết hợp hành tây với 4 thực phẩm này kẻo hại sức khỏe - Hình 2

Hành tây có tác dụng diệt khuẩn, chống cảm lạnh. (Ảnh minh họa)

Hành tây có chứa một số phytoncide như allicin có tính kháng khuẩn mạnh, tác dụng t.iêu d.iệt các vi khuẩn lây nhiễm, bao gồm cả vi khuẩn E. coli và Salmonella. Có thể sử dụng một củ hành tây đã bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, c.ắt đ.ầu củ bỏ một góc đặt trong phòng. Hành tây sẽ phát ra những phân tử nhỏ có tác dụng diệt khuẩn, làm sạch không khí, đặc biệt khi trong nhà có trẻ nhỏ hoặc người bị cảm cúm.

Hành tây có tác dụng cực tốt trên nhóm bệnh do lạnh, sổ mũi, nghẹt mũi hay các chứng sốt siêu vi. Khi đã mắc các chứng cảm có kèm hắt hơi, sổ mũi thì hành tây chính là phương thuốc hiệu quả nhất. Uống canh hành tây nóng giúp làm ra mồ hôi, long đờm, giảm sốt. Nếu bị tắc mũi chỉ cần lấy vài giọt nước ép hành tây nhỏ vào, mũi sẽ mau chóng thông thoáng.

-Giảm nguy cơ loãng xương

Trong thành phần của hành tây có hàm lượng canxi khá nhiều, hơn nữa các nghiên cứu cũng đã chỉ ra hành tây có thể giúp giảm sự thoái biến xương, tăng mật độ xương. Đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh, khi nội tiết tố s.inh d.ục nữ đã suy giảm, có nguy cơ loãng xương và gãy xương cao. Khi tiêu thụ khoảng 200 – 300g hành tây mỗi ngày có thể giảm nguy cơ gãy xương vì hiệu quả chống loãng xương của chúng còn tốt hơn cả “calcitriol”, một loại thuốc thường được sử dụng để điều trị loãng xương.

-Tốt cho hệ tiêu hóa

Hành tây giúp kích thích tiết axit dạ dày, tăng cảm giác ngon miệng, thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, cải thiện chứng khó tiêu, đầy hơi sau ăn và làm giảm tình trạng táo bón mạn tính. Ngoài ra Fructo-oligosaccharides trong hành tây kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.

-Tốt cho bệnh nhân tiểu đường

Trong hành tây có chứa Chromium giúp các tế bào trong cơ thể của bệnh nhân tiểu đường có phản ứng thích hợp để làm giảm mức độ insulin và cải thiện lượng đường glucose hấp thụ vào cơ thể.

– Phòng chống ung thư

Hành tây có tác dụng phòng chống ung thư là bởi có chứa Selen và quercetin. Selenium là một chất chống oxy hóa ức chế sự phân chia và phát triển của các tế bào ung thư, trong khi quercetin có thể ức chế hoạt động của chúng. Theo một số nghiên cứu, ăn hành tây thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.

– Giúp giảm huyết áp

Hành tây là loại rau củ duy nhất chứa prostaglandin A, chất làm loãng m.áu tự nhiên, làm giảm độ nhớt của m.áu, giúp hạ huyết áp hiệu quả. Vì thế hành tây rất tốt đối với những người bị cao huyết áp, mỡ m.áu cao và các bệnh về tim mạch.

-Tốt cho bệnh nhân hen suyễn

Hành tây là thực phẩm được khuyên dùng đối với bệnh nhân hen suyễn và viêm phế quản mạn. Thành phần của nó chứa các chất chống viêm và ức chế Histamin- một chất hóa học chính gây bệnh hen, nó có tác dụng tốt trên bệnh nhân hen, giảm một nửa nguy cơ tái phát các cơn hen.

Những lợi ích của hành tây là không thể phủ nhận, tuy nhiên để tránh gây hại đến cơ thể bạn không nên kết hợp hành tây với những thực phẩm sau:

Tôm

Cẩn trọng khi kết hợp hành tây với 4 thực phẩm này kẻo hại sức khỏe - Hình 3

Hành tây kết hợp với tôm làm gia tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate. (Ảnh minh họa)

Hành tây kết hợp với tôm sẽ hình thành canxi oxalate, chất này tích tụ lâu dài trong cơ thể sẽ gây ra bệnh sỏi thận. Do đó, khi nấu ăn, nên hạn chế hoặc không nấu chung tôm với hành tây.

Cá được biết đến là thực phẩm giàu protein, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi kết hợp với hành tây protein trong cá có thể bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.

Rong biển

Hành tây giàu axit oxalic. Trong khi đó, rong biển lại dồi dào i-ốt và can-xi. Kết hợp rong biển cùng hành tây làm tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể.

Mật ong

Mật ong kết hợp với hành tây có thể hình thành chất gây tổn thương cho vùng mắt nếu ăn lượng lớn. Do đó, để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn nên hạn chế hoặc tốt nhất không nên dùng mật ong khi đã có thành phần là hành tây và ngược lại.

Ngoài ra nên chú ý bảo quản hành tây ở nơi mát mẻ, khô ráo, tối, thông gió tốt. Lưu ý không bỏ hành tây vào túi nhựa kín, có khả năng sẽ bị thối, hỏng, dễ sinh ra các chất độc hại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *