Thịt lợn là thực phẩm quen thuộc trên mâm cơm của mỗi gia đình. Tuy nhiên, nếu kết hợp thịt lợn với 6 thực phẩm này dễ sinh ra độc tố, bạn cần lưu ý.
Thịt lợn là loại thịt đỏ phổ biến trên toàn thế giới, đặc biệt là ở miền đông Châu Á. Đây là một loại thực phẩm giàu protein và chứa nhiều chất béo khác nhau. Chính vì thế, thịt lợn có nhiều lợi ích liên quan đến vấn đề sức khỏe.
Ngoài ra, thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm thiamine. Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine – một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau.
Các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra, thịt lợn là một nguồn phong phú của nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm:
Thiamine: Không giống như các loại thịt đỏ khác, chẳng hạn như thịt bò và thịt cừu, thịt lợn đặc biệt giàu thiamine – một trong những vitamin B có vai trò thiết yếu trong các chức năng cơ thể khác nhau.
Kẽm: Một khoáng chất quan trọng, có nhiều trong thịt lợn, kẽm rất cần thiết cho một bộ não khỏe mạnh và hệ miễn dịch.
Vitamin B12: Hầu như chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, vitamin B12 rất quan trọng đối với sự hình thành m.áu và chức năng não. Thiếu vitamin này có thể gây thiếu m.áu và tổn thương tế bào thần kinh.
Vitamin B6: Vitamin B6 quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào m.áu đỏ.
Thịt lợn tốt là vậy nhưng nếu kết hợp sai cách dễ sinh ra độc tố. Dưới đây là 6 thực phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên ăn cùng thịt lợn:
Chim cút, chim bồ câu: Thịt lợn cũng không nên ăn chung với thịt chim (chim cút, chim bồ câu, chim sẻ) bởi khi kết hợp với chim cút sẽ hình thành các hắc tố gây đen da mặt. Còn thịt lợn dùng chung với thịt chim bồ câu dễ gây ra tình trạng khí huyết khó lưu thông, có hại cho sức khỏe.
Không ăn gan lợn cùng đậu phụ (đậu hũ): Không chỉ phần thịt của lợn, các bộ phận lục phủ ngũ tạng cũng có những cấm kỵ riêng. Theo đó, gan lợn không nên ăn chung với đậu hũ vì sẽ làm cho bệnh của bạn lâu lành.
Thịt trâu, thịt bò: Theo Đông y thì thịt lợn có tính hàn, thịt bò có tính ôn nên chúng tương khắc với nhau, khi chế biến chung sẽ làm giảm thế mạnh của nhau làm cho giá trị dinh dưỡng của hai loại thịt đều bị giảm đi đáng kể.
Ngoài ra, thịt lợn cũng được khuyên không nấu chung với thịt trâu vì lâu dài dễ gây chứng sán dây, sán xơ mít. Do đó để đảm bảo hương vị của hai thực phẩm này, bạn nên nấu riêng từng loại để dễ chế biến và đảm bảo dinh dưỡng cũng như mùi vị hơn.
Thịt lợn đại kỵ thịt bò (Ảnh minh hoạ)
Đậu tương: Đậu tương là một trong những thực phẩm giàu dinh dưỡng với 60 – 80% là phốt pho, nguyên tố này rất thích hợp khi kết hợp với protein (trong trứng) tuy nhiên nếu kết hợp đậu tương với các thực phẩm như thịt lợn, thịt cá thì hàm lượng phốt pho trong đậu tương có khả năng làm giảm giá trị dinh dưỡng của thịt lợn, đặc biệt là khi thịt càng nạc.
Không những thế, khi các thành phần này kết hợp với thịt nạc, cá và các loại thịt khác sẽ làm cho các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm bị can thiệp, làm giảm sự hấp thụ những yếu tố này vào cơ thể.
Gan dê: Gan dê có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm có mùi đặc biệt khi xào với thịt lợn sẽ khiến mùi vị món ăn càng khó chịu, kém hấp dẫn người dùng.
Chưa kể theo Đông y, gan dê có tính hàn lạnh, trong khi đó, thịt lợn có vị nóng. Thịt lợn ăn chung với gan dê sẽ dẫn đến tình trạng khí trệ, gây trướng đầy bụng, khó chịu và đau, có thể giảm nhẹ khi ợ hơi hoặc trung tiện. T.rẻ e.m càng không thích ngửi mùi vị này, nên tốt nhất không nên chế biến cùng hay ăn cùng trong một bữa ăn.
Óc, tủy lợn kỵ muối – rượu: Không nên nêm muối, vào món óc, tủy lợn vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng sinh lý của đàn ông. Do đó, khi làm món óc chần, bạn nhớ không thêm muối mà thay bằng gia vị khác.
Tương tự như với muối, óc, tủy lợn dùng chung với rượu ảnh hưởng xấu đến chức năng sinh lý của nam giới. Do vậy, không nên dùng óc, tủy lợn làm món nhắm rượu.
Thịt đỏ – ‘thủ phạm’ gây ung thư cao, vậy ăn thế nào mới an toàn?
WHO vừa đưa ra cảnh báo, cần hạn chế ăn thịt đỏ vì loại thực phẩm này nằm trong danh sách nguy cơ cao gây ung thư.
WHO xếp thịt đỏ vào nhóm có nguy cơ gây ung thư
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới WHO, thịt đỏ bao gồm tất cả các loại thịt của động vật có vú, bao gồm thịt lợn, thịt cừu, thịt dê, thịt bò, thịt bê, thịt trâu, thịt ngựa…
Ủy ban tư vấn quốc tế đã họp bàn vào năm 2014 và khuyến nghị thịt đỏ là một trong những sản phẩm cần phải được đ.ánh giá hàng đầu bởi đã có nhiều nghiên cứu cho thấy 2 loại thịt này có nguy cơ cao gây ung thư. Vào năm 2015, WHO đã chính thức phân loại thịt đỏ vào Nhóm 2A, nghĩa là nhóm “có thể gây ung thư trên người”.
Thịt đỏ cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nhưng nó cũng gây hại nếu ăn quá nhiều. Ảnh minh họa
Cơ quan Nghiên cứu quốc tế về ung thư (IARC) thuộc WHO nhận thấy thịt đỏ có liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng. Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy loại thực phẩm này có thể dẫn đến bệnh ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến t.iền liệt.
Một nghiên cứu được công bố bởi Nhà xuất bản Đại học Oxford, Anh năm 2007 cho biết, thịt đỏ chứa một loại protein có khả năng làm tổn thương ruột người, làm suy yếu các tế bào, và khiến vi khuẩn trong cơ thể sản xuất các hóa chất độc hại làm tăng nguy cơ ung thư. Loại protein ấy là heme – thứ tạo màu đỏ của thịt, cũng chính là thứ có thể làm hỏng niêm mạc ruột của chúng ta.
Hơn nữa, phương pháp chế biến thịt cũng là một trong những nguyên nhân khiến món ăn thành trở thành tác nhân gây ung thư. Theo tờ Cancer Research, chế biến thịt ở nhiệt độ cao bằng cách nướng hay chiên có thể làm sản sinh các amin dị vòng (HCAs) và amin đa vòng (PCAs) – các hoá chất có thể làm làm hỏng các tế bào trong ruột.
Trước đây, một cuộc nghiên cứu đã được thực hiện tại Anh với 32.147 phụ nữ tham gia. Số phụ nữ tham gia nghiên cứu được chia thành 4 nhóm: 65% những người ăn thịt đỏ, 3% ăn thịt gia cầm, 13% ăn cá và 19% là những người ăn chay.
Các nhà nghiên cứu đã theo dõi sức khỏe của những người này trong vòng 17 năm, chú ý đến thói quen ăn uống và sinh hoạt của họ. Kết quả cho thấy có 462 trường hợp đã mắc ung thư ruột kết và trực tràng, trong đó 335 trường hợp bị ung thư ruột kết, 119 trường hợp bị ung thư đại tràng. Những người ăn chay là nhóm có nguy cơ bị các loại ung thư thấp nhất.
Ngoài việc tăng nguy cơ ung thư, tiêu thụ nhiều thịt đỏ cũng được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và bệnh tim mạch, tiểu đường…
Trong một số loại thịt đỏ có hàm lượng cao chất béo bão hòa, làm tăng nồng độ cholesterol trong m.áu. Nếu nồng độ LDL cholesterol tăng cao thì nguy cơ xuất hiện bệnh lý tim mạch cũng tăng theo.
Một nghiên cứu gần đây của Học viện sức khỏe quốc gia (National Institutes of Health – NIH) và Hiệp hội hưu trí Hoa Kỳ (American Association of Retired Persons – AARP) trên hơn 500000 người cao t.uổi kết luận rằng những người chủ yếu ăn thịt đỏ và thịt chế biến trong thời gian hơn 10 năm sẽ có t.uổi thọ thấp hơn so với những người ăn số lượng ít hơn. Những người ăn 4 ounce thịt đỏ (~ 113,40 g) mỗi ngày sẽ dễ t.ử v.ong vì nguyên nhân ung thư hoặc tim mạch hơn so với những người ăn ở mức ít nhất, chỉ 0,5 ounce (~ 14,18 g) một ngày (tuy nhiên mức độ gia tăng nguy cơ được đ.ánh giá là ở cấp độ thấp nhất).
Nhiều nghiên cứu khác cũng cho thấy mối liên quan tương tự, chẳng hạn như một nghiên cứu khác thực hiện trên 72000 phụ nữ trong 18 năm cũng cho kết quả rằng những người có chế độ ăn theo phong cách châu Âu (nhiều thịt đỏ, thịt chế biến, đồ tráng miệng, ngũ cốc tinh chế, khoai tây chiên) có tỉ lệ xuất hiện các bệnh lý tim mạch, ung thư và t.ử v.ong vì các nguyên nhân khác cao hơn.
Vậy, chúng ta nên ăn thịt đỏ thế nào để chặn đứng nguy cơ mắc ung thư?
Dù thịt đỏ có nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe nhưng điều ấy chỉ xảy ra khi chúng ta ăn quá nhiều. WHO không khuyến cáo mọi người nên từ bỏ thói quen ăn thịt đỏ, thay vào đó nên hạn chế, sử dụng chúng một cách hợp lý nhất có thể. Thịt đỏ khi được tiêu thụ ở lượng an toàn sẽ cung cấp lượng chất sắt dồi dào, lượng kẽm, protein, vitamin B rất cần thiết cho quá trình phát triển, ngăn ngừa lão hóa của cơ thể.
Tổ chức Ung thư Thế giới khuyến cáo lượng thịt đỏ tiêu thụ hàng tuần của mỗi người nên được kiểm soát ở mức dưới 500g (không bao gồm xương và mỡ) và không quá 70g thịt/ngày. Những loại thịt trắng tươi như thịt gà và cá sẽ tốt hơn cho cơ thể, không chứa hóa chất gây ung thư. Ngoài ra, nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều ngũ cốc, rau xanh, trái cây… để góp phần giảm anguy cơ ung thư.
Đặc biệt, nên tránh chế biến thịt bằng cách nướng than, hun khói, chiên… vì chúng có thể sản sinh một lượng lớn khói độc hại và ảnh hưởng đến sức khỏe. Tốt nhất nên chế biến theo phương pháp luộc, hạn chế tẩm ướp các loại gia vị đặc biệt là các loại gia vị kém chất lượng sẽ càng gây hại cho sức khỏe người dùng.